Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33875 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tin KH & CN Hải Phòng
Công nghệ xử lý cận và sau thu hoạch đối với vải thiều Bát Trang (18/07/2023)
Nhằm cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian thu hoạch, bảo quản đối với quả vải thiều Bát Trang, từ kết quả chuyển giao của Viện Nghiên cứu rau quả, ThS Trần Thị Nghĩa cùng nhóm nghiên cứu Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã xây dựng “Mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ xử lý cận và sau thu hoạch đối với quả vải thiều Bát Trang”. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài chiều 17/7/2023 tại Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng.
Đối với công nghệ xử lý cận thu hoạch vải thiều Bát Trang, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với 0,5ha tại 02 hộ gia đình, 30 cây vải có tuổi đời từ 15-20 năm; quy trình chăm sóc, bón phân, xử lý phòng trừ dịch hại tương đương nhau. Sau đậu quả 30-35 ngày tiến hành phun phân bón lá Multipholate với nồng độ 2g/l. Sau đậu quả 30-35 và 40-45 ngày tiến hành phun phân bón lá Multipholate lần 1 và lần 2 với nồng độ 2g/l. Sau đậu quả 65-70 ngày, tiến hành phun một lần chất điều hòa sinh trưởng Retai với nồng độ 0,83g/l. Công nghệ này đã giúp kéo dài thời gian thu hoạch so với chính vụ từ 7-10 ngày. Vào 90-95 ngày sau đậu quả, quả cho mã đẹp, long quả cứng, năng suất 2.580kg/0,5ha; cao hơn so với đối chứng 16,67%.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra thực địa.
Đối với công nghệ xử lý sau thu hoạch, nhóm nghiên cứu đã xử lý 01 tấn bằng cách sơ chế, bỏ cành lá, tách rời cuống; xử lý lạnh sơ bộ bằng nước đá 5±20C và bổ sung NaClO 0,05% trong 3 phút. Sau khi để ráo, sản phẩm được bao gói với túi MAP đục lỗ 0,2% và hộp nhựa PP đục lỗ, bảo quản ở nhiệt độ 4±10C , độ ẩm 85-90%. Khi ra kho, sẽ nâng nhiệt độ từng bước với mức tăng nhiệt 4-50C/giờ và xử lý vải trong dung dịch axit xitric 0,3% trong thời gian 2-5 phút. Thời gian bảo quản được từ 21-28 ngày. Đến ngày thứ 21, tỷ lệ thối hỏng chiếm 3,67% (mẫu đối chứng chiếm 19,71%); hàm lượng chất khô hòa tan tổng số 17,80Bx (đối chứng 17,230Bx); hàm lượng vitamin C đạt 42,76mg/100g (đối chứng 40,4mg/100g). Đến ngày thứ 28, tỷ lệ thối hỏng là 8,96% (mẫu đối chứng chiếm 35,73%), hàm lượng chất khô hòa tan tổng số 17,560Bx (đối chứng giảm còn 16,870Bx), hàm lượng vitamin C đạt 39,46 mg/100g (đối chứng 34,65mg/100g).
Đánh giá kết quả thực hiện đề tài, các thành viên Hội đồng cho rằng, về cơ bản, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ trong hợp đồng đã ký kết về việc thực hiện nhiệm vụ. Kết quả của đề tài là cơ sở để nhân rộng triển khai tại các vùng trồng vải khác của thành phố. Tuy nhiên, về quy mô, nhóm nghiên cứu mới dùng lại ở 01 tấn (hợp đồng 05 tấn) với lý do khách quan. Bên cạnh đó, để hoàn thiện báo cáo, nhóm nghiên cứu cần bổ sung tính an toàn của các chế phẩm đã sử dụng khi bảo quản vải, liều lượng xử lý, tiêu chuẩn áp dụng quy trình, xây dựng mô hình quản lý chuỗi sản phẩm để nhân rộng sau dự án.../.
Hoàng Dũng
- Nghiên cứu, đề xuất Chương trình phát triển khoa học và công nghệ biển thành phố... (23/12/2024)
- Tổ chức truyền thông về chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải... (18/12/2024)
- Xây dựng hệ thống không gian ảo dựa trên công nghệ AI nhằm lưu trữ thông tin mẫu... (17/12/2024)
- Đánh giá hiệu quả áp dụng và khả năng nhân rộng thành phốcho các sáng kiến năm 2024 (17/12/2024)
- Nghiên cứu, đề xuất Đề án Xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... (17/12/2024)
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất canh... (17/12/2024)