Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 11803
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh giun sán ở gà (30/09/2020)

Giun sán sống ký sinh ở đường ruột bằng các chất bổ dưỡng, giun sán càng nhiều lượng chất bổ dưỡng càng hao hụt làm cho gà thiếu dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, suy nhược và có thể gây nên tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột do giun sán quá nhiều, gây thiệt hại khá lớn cho chăn nuôi. Chúng tôi xin giới thiệu với bà con dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh giun sán ở gà để bà con tham khảo.

1. Dấu hiệu gà mắc bệnh giun sán:

Gà có nguy cơ mắc bệnh giun sán thường có các dấu hiệu: chậm lớn, lông xù, thiếu máu; mào, mặt, chân nhợt nhạt; kém ăn; gà mái giảm đẻ. Gà mắc giun kim hoặc sán dây có thể quan sát bằng mắt do giun hoặc đốt sán lẫn trong phân. Nếu là giun đũa thì phải gửi đến phòng chẩn đoán tìm trứng giun trong phân bằng kính hiển vi. Cách đơn giản và nhanh nhất là chọn con gà gầy yếu mổ khám để biết gà có nhiễm giun sán hay không.

2. Phòng bệnh:

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo; phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, các loại mang ấu trùng sán bằng sulfat đồng, dipterex.

3. Trị bệnh:

Đối với giun đũa: Tẩy bằng Piperazin, liều 200-400 mg/kg thể trọng gà, hay trộn 0,2-0,4% vào thức ăn, pha 0,1-0 2% vào nước uống, hoặc Menvenbet với liều 60 g/tấn thức ăn, hoặc Tetramisol 40-60 g/tấn thức ăn, trộn cho ăn trong 1tuần liền. Tẩy giun kim thì dùng thêm Phenotiazin với liều 0,5 g/gà dùng 1 ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn. Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp.

Không nên dùng loại thuốc tẩy hòa vào nước uống cho gà thả rông bởi chúng có thể uống từ các nguồn khác (như vũng, ao hồ, và những nguồn tương tự). Do vậy gà không nạp đủ liều thuốc tẩy và việc điều trị sẽ không hiệu quả. Trường hợp này, bà con cần tạm thời nuôi nhốt chúng hoặc chọn loại thuốc tẩy khác.

Loại thuốc tẩy trộn với thức ăn chỉ hiệu quả nếu bà con cho gà ăn đầy đủ, tốt nhất không giới hạn. Nếu bạn khống chế lượng thức ăn, những con đầu đàn sẽ giành ăn nhiều hơn khiến những con yếu hơn không ăn đủ (mà đây có lẽ là những con đang bị nhiễm giun). Trong quá trình điều trị, gà không được phép ăn rau xanh hay cỏ bởi chúng sẽ bớt ăn thức ăn trộn thuốc, và như vậy là không đủ liều./.

Nguồn: Khuyến nông Hà Nội