Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 36508 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Để tre bát độ ra nhiều măng (10/09/2013)
Muốn tre Bát độ ra măng nhiều và tập trung để thu hoạch vào thời điểm nhất định, bán được giá, bà con cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Thời vụ tác động từ tháng 2-9 hàng năm. Chọn những ngày nắng ráo, dùng kéo cắt cây cắt đốn toàn bộ phần thân cành và lá cách mặt đất khoảng 4m trở lên để ức chế quá trình sinh trưởng thân lá và kích thích quá trình phát triển ra nhiều măng. Đồng thời cắt tỉa những cây tre nhỏ (đường kính < 3cm) và toàn bộ cành, lá cách mặt đất 40- 50cm cho thoáng gốc, sau đó dùng cuốc xới moi hết đất xung quanh gốc (cách gốc 40-45cm) kết hợp với chặt đứt toàn bộ vùng rễ ở độ sâu 20- 25cm, để khô đất trong khoảng 10 ngày. Sau đó dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3) Lâm Thao hay Apatít Lào Cai bón cho mỗi hốc (1-5kg) + (10-15kg) phân chuồng hoai mục (tuỳ cây nhiều hay ít tuổi, tốt hay xấu) rắc xung quanh gốc, cách tâm gốc 25-30cm, dùng đất lấp đầy vun cao vào gốc (hơn mặt đất xung quanh 20-25cm) để tạo điều kiện cho măng ra được thuận lợi, tưới ẩm cho tre, khoảng 2 tháng sau tre bắt đầu ra măng. Khi thấy măng mọc làm nứt đất, nhìn thấy đỉnh ngọn măng nhô lên khỏi mặt đất 5-10cm là lúc thu hoạch măng tốt nhất.
Chú ý: Nếu trong quá trình để khô 10 ngày (sau khi moi đất quanh gốc) mà gặp thời tiết mưa ẩm, tre ra nhiều rễ mới, bà con cần chặt đứt rễ một lần nữa (cách làm như lần đầu nhưng tịnh tiến về phía gốc 5-7cm) để thêm 5 ngày sau mới tiến hành bón thúc phân và vun cao đất vào gốc.
Nguồn: website Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)