Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1841
Tổng truy cập : 57,998

Tin KH & CN Hải Phòng

Đề xuất giải pháp bảo tồn, quản lý, phát huy giá trị lễ hội truyền thống trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2030 (23/10/2020)

Chiều 20/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố mang tên: “Đề xuất giải pháp bảo tồn, quản lý, phát huy giá trị lễ hội truyền thống trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2030”. PGS. TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa  làm Chủ tịch Hội đồng.

Ông Đỗ Xuân Trung báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng KH&CN.

Nghiên cứu cho thấy, hiện nay, thành phố Hải Phòng có 463 lễ hội truyền thống, được bảo tồn và thực hành ở 14/15 quận huyện. Các lễ hội truyền thống rất phong phú về số lượng, đa dạng cả về loại hình, địa điểm, thời gian, không gian, quy mô tổ chức đến các nhân vât được vinh danh, thờ tự và nghi thức, nghi lễ nhưng lại có những nét rất đặc thù riêng biệt. Bên cạnh những mặt tích cực, không ít lễ hội phát triển xa dần nội dung truyền thống hoặc bị thương mại hóa, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập và buông lỏng, nhiều lễ hội chưa được chú trọng bảo tồn, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học thể để đưa vào Danh mục lễ hội truyền thống quốc gia...

Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp bảo tồn, quản lý, phát huy giá trị lễ hội truyền thống.

Đối với hoạt động bảo tồn lễ hội truyền thống, thực hiện quán triệt sâu sắc và toàn diện về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về công tác bảo tồn; thực hiện kiểm kê khoa học, lập hồ sơ khoa học các lễ hội truyền thống tiêu biểu; tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tổ chức hội thảo lấy ý kiến để xây dựng đề án bảo tồn, phát huy; không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về việc bảo tồn lễ hội truyền thống.

Đối với hoạt động quản lý lễ hội, cần xây dựng mô hình tổ chức cũng như cơ chế chính sách trong việc quan lý lễ hội; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp và cộng đồng dân cứ đối với việc quản lý lễ hội; tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử nơi diễn ra lễ hội; thanh kiểm tra tài chính, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong hoạt động lễ hội.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng cũng như không ngừng tăng cường tuyên truyền, quảng bá về nguồn gốc, nội dung lễ hội; gắn việc phát huy giá trị lễ hội truyền thống với phát triển du lịch.

Kết luận tại hội nghị, PGS.TS Đặng Văn Bài đánh giá cao ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, bởi lẽ đề tài không chỉ phục vụ trực tiếp cho việc quản lý bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống, mà còn là tài liệu phục vụ du lịch, phổ biến tri thức, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội thành phố.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu và đánh giá với kết quả đạt loại Xuất sắc./.

                                                       Vũ Đắc Việt