Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 21936
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Đèn LED siêu nhỏ mới có khả năng tiêm vào não bộ (26/04/2013)

Công nghệ này giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự hoạt động của não, từ đó tìm ra phương pháp điều trị mới cho chứng rối loạn não.

Quang di truyền là quá trình mà các tế bào thần kinh di truyền được lập trình hoặc các tế bào khác được kích hoạt dưới tác động của ánh sáng.

Hiện tại, cáp quang phải được nối vào não của động vật thí nghiệm để cung cấp ánh sáng cho khu vực não cần thiết. Tuy nhiên, các nhà khoa học vừa tạo ra đèn LED nhỏ xíu có thể được đưa trực tiếp vào não.

Loại đèn LED này được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu của GS John A. Rogers thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, và GS Michael R. Bruchas từ Đại học Washington.

Ánh sáng của nó nhỏ như một tế bào và được gắn vào một băng nhựa dẻo nhỏ như một sợi tóc. Nó được tiêm vào sâu và chính xác trong não nhờ một kim tiêm siêu nhỏ, nhờ đó, hạn chế tối đa việc gây xáo trộn cho não.

Một thiết bị sẽ được gắn vào đỉnh đầu hấp thụ năng lượng của vật chủ, qua đó cung cấp năng lượng cho đèn LED.

Thiết bị hấp thụ năng lượng này có thể được tháo khỏi đầu khi không cần thiết. Phương pháp sử dụng cáp quang cũ, động vật thử nghiệm sẽ phải kết nối với một laser cung cấp ánh sáng.

GS Rogers và Bruchas cũng đã phát triển hàng loạt thiết bị bán dẫn siêu vi khác có thể được tiêm vào não - bao gồm máy sưởi, cảm biến nhiệt độ và ánh sáng, các điện cực có cả hai chức năng kích thích và ghi lại các hoạt động điện. Loại đèn này cũng có thể được tiêm vào các cơ quan khác.

Ông Rogers cho biết: Việc nghiên cứu về các hành vi phức tạp, các tương tác xã hội và các phản ứng tự nhiên đòi hỏi các công nghệ có ít hạn chế. Hệ thống mà chúng tôi nghiên cứu cho phép các động vật tự do di chuyển và tương tác một cách tự nhiên, nhưng đồng thời cũng kiểm soát chính xác việc cung cấp ánh sáng vào sâu trong não.

Nguồn: Báo Tiền Phong