Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 62445 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Dùng vỏ trấu để sản xuất pin điện (03/09/2013)
Vỏ hạt thóc (vỏ trấu) vốn bị xem là vô giá trị trong công nghiệp, tuy nhiên hàng triệu tấn phế phẩm mà ngành nông nghiệp sản xuất ra hằng năm có thể được sử dụng để sản xuất pin điện dùng cho xe hơi nhờ một nghiên cứu mới.
Pin lithium-ion đến nay vẫn tồn tại hai vấn đề về giá thành và tính an toàn thấp. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy giá của loại pin này có thể giảm nhờ việc tận dụng một loại sản phẩm thừa thãi trong nông nghiệp: vỏ trấu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chungnam, Hàn Quốc, vừa khám phá ra một tiềm năng ứng dụng mới cho vỏ trấu, vốn chiếm khoảng 20% khối lượng hạt thóc khi thu hoạch, tương đương với tổng khối lượng hơn 80 triệu tấn được tạo ra mỗi năm. Họ phát hiện ra rằng, ô-xít silic bên trong trấu có thể được chuyển thành silicon để sử dụng cho pin lithium điện dung cao. Silicon là loại chất liệu được dùng rất nhiều trong ngành chế tạo pin, đặc biệt là khi thị trường xe hybrid và xe điện bùng nổ, nhu cầu của loại vật liệu này còn tăng cao hơn nhiều. Phát hiện mới về ứng dụng của võ trấu có thể khiến cho giá của pin điện giảm đáng kể.
Vỏ trấu, một phế phẩm của nông nghiệp sẽ hữu ích và bảo vệ môi trường trong vai trò mới: sản xuất pin lithium.
Nhóm nghiên cứu đã đạt được nhiều bước tiến trong việc tách ô-xít silic. Thông qua các phương pháp xử lý bằng nhiệt và a-xít, họ nhận thấy rằng loại silicon này có tính năng điện hóa học vượt trội khi sử dụng đề chế tạo a-nốt của pin, từ đó tìm thấy khả năng ứng dụng rất lớn của võ trấu.
Các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng, các công nghệ xanh trong ngành ôtô thực chất không “xanh” như nhiều người vẫn nghĩ vì mặc dù các sản phẩm được sản xuất ra ít phát thải khí gây ô nhiễm tuy nhiên quá trình sản xuất ra chúng lại để lại nhiều hậu quả cho môi trường. Toyota mới đây bị chỉ trích vì kế hoạch xây dựng một trung tâm công nghệ và đường thử xe, sử dụng cho việc nghiên cứu các mẫu xe xanh, cách trụ sở của họ ở Aichi 30km. Theo kế hoạch này, Toyota sẽ phải giải tỏa một diện tích hơn 650 hec-ta, trong đó có khoảng 270 hec-ta đất rừng và đồi núi và đất trồng lúa có từ thế kỷ thứ 17.
Với việc phát hiện ứng dụng mới của vỏ trấu, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Toyota cùng tham gia nghiên cứu ứng dụng mới này để “trung hòa” các chỉ trích, đồng thời nếu được sản xuất bằng phương pháp mới, Pin lithium-ion sẽ thực sự “xanh” đúng như kỳ vọng về một loại năng lượng mới. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng sẽ khiến cách nhà hoạch định chính sách của những quốc gia nông nghiệp thay đổi cách nghĩ về công nghệ khi biết tận dụng thế mạnh vốn có xung quanh thay vì chạy theo các mục tiêu công nghiệp ô tô mơ mộng, xa vời không đi đến đâu.
Nguồn: Songmoi/Tạp chí Xe&ĐờiSống
- Máy cắt laser nhanh nhất thế giới (25/12/2024)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)