Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2977
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Giảm chi phí lọc nước bằng hỗn hợp đu đủ với đất sét (21/06/2013)

Các nhà nghiên cứu Đức và Nigeria đã chế tạo được một vật liệu mới giá rẻ từ đất sét và hạt đu đủ để khử kim loại độc hại trong nước, có thể giảm chi phí cung cấp nước sạch cho hàng triệu dân ở các nước đang phát triển.

Theo các nhà khoa học, gần 1 tỷ người tại các nước đang phát triển không được sử dụng các nguồn cung cấp nước sạch đáng tin cậy để làm nước uống, nấu nướng và các nhu cầu thiết yếu khác. Vấn đề sức khỏe nảy sinh do thiếu nước liên quan đến việc tiếp xúc với các kim loại nặng như chì, cadmi và thủy ngân, thải từ các nguồn công nghiệp vào trong nước. Công nghệ hiện có để loại bỏ các kim loại nặng khỏi nước uống tại các nước đang phát triển thường quá đắt đỏ. Do đó, các nhà khoa học đã tìm ra một vật liệu xử lý nước giá cả phải chăng và bền vững hơn.

Họ đã biến đổi 2 nguyên liệu sẵn có ở một số nước đang phát triển. Một là đất sét kaolinit được dùng để sản xuất gốm, sơn, giấy và các sản phẩm khác. Hai là hạt đu đủ Carica. Cả 2 nguyên liệu này trước đây được sử dụng riêng biệt để lọc nước, nhưng đến nay, các nhà khoa học đã kết hợp thành đất sét hybrid.

Báo cáo nghiên cứu nêu rõ, vật liệu mới có tiềm năng lớn thay thế các bon hoạt tính thương mại trong xử lý nước thải tại các nước đang phát triển.

Nguồn: www.vista.vn (Theo http://www.eurekalert.org/, 6/2013)