Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 31442 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Giấy in có thể xóa đi viết lại nhiều lần (01/04/2015)
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo thành công loại giấy in có thể xóa đi rồi viết lại hơn 20 lần trước khi vứt bỏ, giải quyết vấn đề lãng phí giấy của con người.
Loại giấy mới làm từ thuốc nhuộm oxy hóa khử và màng nhựa hoặc thủy tinh. (Ảnh: Yin Lab, UC Riverside)
Theo IB Times, loại giấy đặc biệt trên là sản phẩm của nhóm chuyên gia thuộc Đại học California Riverside. Chất liệu tạo nên giấy là màng thủy tinh hoặc nhựa dẻo, kèm theo thuốc nhuộm oxy hóa khử đóng vai trò như "mực viết".
Giấy có các màu cơ bản như đỏ và xanh. Màu sắc được tạo ra bằng cách sử dụng thuốc nhuộm oxy hóa khử (xanh methylene, màu đỏ trung tính, màu xanh lá cây axit). Thuốc nhuộm chứa tinh thể nao titania đóng vai trò chất xúc tác và xenlulo hydro (HCE).
Khi muốn in văn bản, các nhà nghiên cứu đặt đoạn văn bản cần in lên một màng nhựa dẻo, sử dụng ánh sáng cực tím khiến thuốc nhuộm trở nên vô hình, trừ phần chữ cần in. Chữ viết được xóa bằng cách làm nóng giấy đến nhiệt độ 115 độ C. Lúc này, thuốc nhuộm từ trạng thái không màu sẽ trở thành có màu như ban đầu, trong thời gian chưa đầy 10 phút.
"Các ký tự in luôn rõ ràng với độ phân giải cao trong khoảng ngày, một thời gian đủ dài cho các ứng dụng thực tế như đọc báo. Loại giấy này đơn giản và dễ thực hiện, có chi phí sản xuất thấp, ít độc hại và không tiêu tốn nhiều năng lượng", Yadong Yin - thành viên nhóm nghiên cứu nói.
Các nhà khoa học đang tiếp tục phát triển công nghệ này để nâng chu kỳ in và xóa lên khoảng 100 lần, đồng thời kéo dài thời gian đọc để mở rộng tiềm năng ứng dụng.
Nguồn: khoahoc.tv
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)