Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11805 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Gieo trồng đậu tương trên đất hai lúa vụ đông (18/11/2014)
Từ đặc điểm cây đậu tương là cây trồng cạn có tính chịu hạn, nhưng không chịu được úng. Là cây dễ tính, không kén chọn đất và cơ bản là giống ngắn ngày nên bố trí gieo trồng trên nhiều chân đất, nhiều vùng sinh thái và nhiều vụ khác nhau. Do đó, để gieo trồng đậu tương vụ đông an toàn, thắng lợi và hiệu quả trên đất 2 vụ lúa hay 2 vụ lúa một vụ đông cần đảm bảo các điều kiện sau:
1. Quy hoạch:
- Quy hoạch gọn vùng, đảm bảo tưới tiêu nước được thuận lợi, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng được tốt hơn.
- Áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu hoặc không làm đất. Hộ trồng diện tích ít áp dụng biện pháp tra hạt vào gốc rạ; hộ trồng nhiều áp dụng biện pháp gieo vãi hoặc gieo bằng máy.
- Ruộng trồng đậu tương phải chủ động điều tiết nước. Đảm bảo ruộng không bị khô, hạn, ngập úng. Đất có độ ẩm vừa phải, đảm bảo khi gieo hạt không bị ngập chìm sâu dưới đất nhưng bề mặt mặt phải được tiếp súc nhiều với đất. Sau khi gieo hạt được che, phủ kín bằng rơm, rạ… để hạt không bị khô để đảm bảo mật độ thích hợp.
- Ruộng cần phải đánh rãnh theo chiều nước rút của mặt ruộng, chiều rộng của luống khoảng 1,5-2m để khi mưa thoát nước nhanh và không bị ngập úng gây thối hạt hoặc chết cây con.
2. Giống đậu tương:
Giống dài ngày như DT 2000, DT 84 gieo khoảng 40-45 cây/m2. Giống ngắn ngày như ĐT 12, AK 03 gieo 50-55 cây/m2. (Chú ý: Gieo càng sớm năng suất càng cao, vì vậy, các giống ngắn ngày có thể gieo vào trà của giống dài ngày).
3. Điều tiết độ ẩm của đất gieo đậu tương:
- Độ ẩm ruộng gieo đậu tương vụ đông: Đảm bảo đất mềm, đứng trên mặt độ lún sâu 1-2cm nhưng không bị lấm chân là tốt nhất.
- Điều tiết nước khi thu hoạch lúa: Trên chân ruộng trũng ngập nước phải chủ động tưới tiêu sớm, trên chân ruộng cao thoát nước nhanh thì chú ý giữ nước đến giáp ngày thu hoạch mới tiêu nước để giữ ẩm đất.
4. Kỹ thuật gieo đậu tương:
- Khi thu hoạch lúa để lại gốc rạ càng cao càng tốt. Đây là lớp vật liệu che phủ giữ ẩm giúp hạt đậu tương thuận lợi trong quá trình nảy mầm, mọc và phát triển sau này.
- Lượng giống: Trước khi mang đi gieo cần phải kiểm tra độ nẩy mầm của giống để có thể bố trí lượng giống cho phù hợp; độ nẩy mầm của hạt giống đạt tiêu chuẩn khi độ nẩy mầm đạt khoảng trên 80%. Lượng giống cần thiết cho 1 sào (360m2) khoảng 2,5-3kg.
- Phương pháp gieo hạt (hiện nay đang áp dụng 4 cách):
+ Cách 1: Gieo theo cách rạch hàng (áp dụng đối với những hộ ít diện tích) đây là cách gieo có từ lâu, nhược điểm là tốn nhiều công.
Phương pháp: Khơi rãnh thoát nước theo đúng kỹ thuật ở trên, dùng thanh gỗ, gậy tre, đòn gánh… vụt mạnh vào rạch trên mặt luống; hàng nọ cách hàng kia khoảng 25-30cm, sâu 1-2cm. Gieo hạt vào rạch, hốc nọ cách hốc kia 7-10cm. Gieo xong có điều kiện thì dùng hỗn hợp phân chuồng, mùn tro, trấu chộn với đất bột khô tỷ lệ 1:1 để phủ kín hạt; không có điều kiện thì cắt gốc rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng.
+ Cách 2: Tra hạt vào gốc rạ (áp dụng cho các hộ có diện tích vừa): Phương pháp này cần phải tra hạt vào giữa khe đất và gốc rạ, không được tra hạt vào giữa gốc rạ hạt không tiếp xúc với đất sẽ khô và chết (mỗi gốc rạ tra từ 1-2 hạt). Gieo xong những nơi có điều kiện thì dùng phân hỗn hợp theo cách 1 để phủ hạt, nếu có điều kiện thì cắt gốc rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng.
+ Cách 3: Gieo vãi
Đối với ruộng có đủ độ ẩm theo tiêu chuẩn: gieo vãi đều hạt đậu tương sau đó dùng bánh lồng hoặc thùng phi đè dập rạ để giữ độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Đối với chân ruộng khô: nếu có điều kiện thì tưới chàn một lần rồi tháo nước sau đó gieo hạt và dùng máy cày con hoặc thùng phi để dập rạ như trên (nếu không có điều kiện tưới tràn thì có thể gánh nước tưới đều hoặc dùng bình bơm thuốc sâu phun cho ướt đều mặt ruộng để giữ độ ẩm cho hạt nảy mầm được thuận lợi).
Đối với chân ruộng còn sụt bùn: phải tiến hành làm luống như luống mạ để thoát hết nước sau đó tiến hành gieo hạt và dùng liềm cắt gốc rạ để phủ kín hạt cho hạt nảy mầm được thuận lợi.
Đối với chân ruộng bị khô, không có điều kiện tưới nước: Thì chạy máy lồng dập rạ trước một lần rồi mới gieo hạt, khi gieo xong lại chạy lại lần nữa; nếu gặp trời hanh khô cần phải tưới nước đủ ẩm để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm được tốt hơn.
+ Cách 4: Sử dụng máy gieo hạt
Cách này trong những năm gần đây đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vụ đông, với công suất 3-4ha/ngày máy gieo hạt đậu tương đảm bảo được thời vụ và mở rộng diện tích để tăng hệ số sử dụng đất, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đáng kể vào cải thiện đất hiện nay.
5. Chăm sóc sau khi gieo hạt:
* Lượng phân bón và cách bón:
- Lượng phân bón tính cho 1 sào (360m2): Đạm urê 2,5-3kg, Supe lân 10-12kg, Kali 2-3kg.
- Cách bón:
+ Bón thúc lần 1: Khi cây có 1-2 lá thật, bón 1-2kg đạm Urê, 1-2kg Kali, 5-6 kg phân Surpe lân trên mặt ruộng.
Chú ý: Bón khi lá đậu khô để tránh gây cháy lá kết hợp với rặm tỉa để đảm bảo mật độ.
+ Bón thúc lần 2: Khi đậu được 3-5 lá thật: bón đều trên mặt ruộng tòn bộ lượng phân còn lại; giai đoạn này nên phun thêm phân bón qua lá để kích thích cho cây phát triển nhanh bằng các loại phân Komix, diệp lục tố, …
* Chăm sóc:
- Phải thăm đồng thường xuyên và quan sát khả năng nảy mầm của hạt sau khi gieo để tiến hành rặm tỉa, định cây cho đảm bảo mật độ.
- Nếu sau gieo khoảng 3 ngày nếu đất bị khô, hạt không nảy mầm được phải tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể bơm nước cho tràn mặt ruộng rồi rút ngay hoặc tưới; ngược lại nếu gặp mưa to phải tháo nước kịp thời không để ruộng bị úng gây thối hạt, chết cây.
- Đặc biệt cần chú ý giữ ẩm trong giai đoạn quả non đến khi thu hoạch, nếu giai đoạn này thiếu nước quả bị rụng nhiều và độ mẩy bị hạn chế.
- Cần làm vệ sinh đồng ruộng như làm cỏ, cắt các lúa chét trên đồng ruộng để phủ vào gốc đậu để cây không bị vóng và giữ độ ẩm cho cây phát triển được tốt hơn.
* Phòng trừ bệnh:
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để phòng trừ kịp thời và có hiệu quả. Cần chú ý một số đối tượng sau:
- Giai đoạn cây con chú ý phun phòng một số bệnh như: Bệnh lở cổ rễ, ròi đục nõn bằng các loại thuốc như Valiđacin, Padan 95SP hoặc Regent 800WG.
- Giai đoạn ra hoa, đậu quả cần phòng trừ sâu khoang, sâu xanh, sau cắn lá, sâu đục quả: phun vào thời kỳ sâu non khi mật độ tới ngưỡng gây hại theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
- Diệt chuột: tổ chức bẫy, bả hoặc bắt thủ công (chú ý từ giai đoạn quả non đến khi thu hoạch).
6. Thu hoạch và bảo quản:
- Khi lá rụng gần hết, quả chín, vỏ khô, trời nắng ráo nên thu hoạch ngay.
- Khi thu hoạch nên để lại gốc chứa nốt sần để cải thiện và tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Khi thu hoạch về phơi khô để nguội rồi bỏ vào chum, vại hoặc túi nilon buộc kín để chống ẩm gây mốc làm giảm giá thành và chất lượng của giống (có thể bảo quản để tới vụ sau mang ra gieo trồng).
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn... (05/05/2025)
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý (21/04/2025)
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm (08/04/2025)
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con (24/03/2025)
- 7 yếu tố ảnh hưởng đến ăn vào và khả năng tiêu hoá ở trâu bò (10/03/2025)
- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế và chế biến vào chuỗi liên kết trồng - chế... (24/02/2025)