Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2140
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Gương sinh trắc học làm nổi bật những sai sót trong công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (02/08/2018)

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Melbourne (Úc) đã thiết kế một hệ thống dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) để tìm kiếm và phát hiện những đặc điểm về nhân cách và sức hấp dẫn của một người chỉ dựa trên bức ảnh chụp khuôn mặt của họ.

 

Dưới góc nhìn khoa học, gương mặt của một người thực sự có thể nói lên nhiều điều và được xem là cơ sở để đánh giá tâm lý học. 

 

Hệ thống có tên gọi là Gương Sinh trắc học có khả năng kiểm tra mức độ hiểu biết, nhận thức của một người về AI cũng như phản ứng của họ trước thông tin mô tả những đặc điểm đặc trưng của bản thân.

 

Khi một người đứng trước gương sinh trắc học, hệ thống sẽ dò và tìm ra một loạt các đặc điểm khuôn mặt của người đó chỉ trong vài giây. Sau đó, nó tiến hành so sánh dữ liệu của người này với hàng nghìn bức ảnh chụp khuôn mặt. Dưới góc nhìn khoa học, gương mặt của một người thực sự có thể nói lên nhiều điều và được xem là cơ sở để đánh giá tâm lý học. 

 

Gương Sinh trắc học có thể hiển thị các dữ liệu, thông tin về 14 đặc điểm, từ giới tính, tuổi tác và sắc tộc cho đến sức hấp dẫn, kỳ quặc và sự ổn định về cảm xúc của người sử dụng. Thời gian đứng trước gương càng lâu thì những đặc điểm cá nhân càng được hiển thị nhiều hơn.

 

Dự án nghiên cứu do Tiến sĩ Niels Wouters từ Trung tâm nghiên cứu Giao diện người sử dụng tự nhiên xã hội (SocialNUI) và Phòng triển lãm Khoa học Melbourne đứng đầu đã khám phá những vấn đề đáng quan tâm về công nghệ này, bao gồm: sự tự nguyện, lưu trữ dữ liệu và sai số trung bình của thuật toán.

 

Tiến sĩ Wouters cho biết: "Với sự phát triển của công nghệ AI và dữ liệu lớn Big Data, chính phủ và doanh nghiệp có xu hướng ngày càng chú trọng sử dụng hệ thống camera CCTV hay còn gọi là camera giám sát và quảng cáo tương tác để nhận dạng và phát hiện các biểu hiện về cảm xúc, tuổi tác, giới tính và nhân khẩu học của người dùng cần quan sát”. 

 

Ông chia sẻ: “Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là nhằm kích thích sự khám phá những câu hỏi mang tính thử thách về ranh giới của AI. Nó cho người sử dụng thấy khả năng dễ dàng thực hiện AI nhằm phân biệt theo cách thức phi đạo đức hoặc có vấn đề dẫn đến những hậu quả xã hội. Thông qua khuyến khích tranh luận về quyền riêng tư và giám sát hàng loạt, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề đạo đức đằng sau công nghệ AI. Sử dụng gương sinh trắc học giúp làm nổi bật những hậu quả có thể xảy ra trong thế giới thực của sai số trung bình và giả định về thuật toán”.

 

Tiến sĩ Wouters nhấn mạnh rằng điều quan trọng cần lưu ý là gương sinh trắc học không phải là một công cụ để phục vụ mục đích phân tích tâm lý của con người mà nó chỉ thực hiện tính toán nhận thức chung đối với diện mạo khuôn mặt.

 

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết điểm hạn chế của công nghệ mới là tính không chính xác, bởi nó chỉ có khả năng cung cấp một bộ dữ liệu tương đối nhỏ và là giải pháp nhờ đám đông (crowd-sourced). Do đó, việc áp dụng công nghệ gương sinh trắc học nhằm đưa ra kết luận có ý nghĩa về các trạng thái tâm lý của con người là hoàn toàn không phù hợp.

Nguồn: P.K.L (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 25/7/2018