Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 67019
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Hiện tượng lợn cắn đuôi nhau (26/09/2018)

         Nhiều người cho rằng hiện tượng lợn cắn đuôi nhau do ăn phải thức ăn “có vấn đề”. Tuy nhiên dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì lợn cắn đuôi nhau hoàn toàn do những yếu tố ngoại cảnh. 

1. Mô tả

Đối tượng thường gặp nhất là lợn cai sữa và lợn thịt. Đó là dấu hiệu lợn muốn cho ta cho thấy rằng môi trường nuôi xấu, không phù hợp. 

Cắn đuôi nhau có hai trường hợp: (1) Lợn ngậm hoặc cắn đuôi con lợn khác bằng miệng và lợn bị ngậm hoặc cắn đuôi có ít hoặc có phản ứng nhẹ với hành động này. (2) Lợn cắn đuôi nhau làm đuôi bị chảy máu, máu chảy đã thu hút những con lợn khác cùng cắn và làm cho đuôi càng bị tổn thương trầm trọng. 

Hậu quả cắn đuôi nhau là một vấn đề khó giải quyết: Làm con vật đau đớn và khó khăn trong chăm sóc điều trị. Ngoài ra, đuôi bị cắn còn là nguyên nhân nhiễm trùng, áp xe vào cột sống ảnh hưởng đến thể trạng động vật khi giết mổ, từ đó làm giảm giá trị kinh tế. 

2. Nguyên nhân

2.1 Do quản l‎‎ý

-   Đuôi dài;

-   Thiếu không gian để tránh các loài động vật khác;

-   Hạn chế cho ăn hoặc khay thức ăn quá nhỏ, không tạo điều kiện cho cả nhóm để ăn và uống cùng một lúc;

-   Thiếu khoáng, muối trong chế độ ăn uống;

-   Bệnh và ký sinh trùng;

-   Căng thẳng, lợn không thoải mái;

-   Giống;

-   Thiết kế ô chuồng không hợp lý (tốc độ gió cao, thiếu khoảng trống để đi lại, chơi, thiếu máng ăn).

2.2 Do dinh dưỡng

-   Tỉ lệ muối thấp trong khẩu phần;

-   Dinh dưỡng không cân đối (năng lượng, aa, khoáng vi lượng);

-   Khẩu phần ăn quá mịn;

-   Thay đổi khẩu phần;

-   Thức ăn nghèo dinh dưỡng;

-   Thức ăn dạng viên tròn.

3. Phòng và trị 

-   Cắt đuôi lợn 1 vài ngày sau khi sinh;

-   Sử dụng một số thuốc sát trùng ngay sau khi phát hiện có vết thương lợn bị cắn đuôi;

-   Phun mùi hương công nghiệp nặng sẽ giúp giảm bớt lợn cắn nhau;

-   Cách ly hoặc hủy bỏ những con bị tổn thương nặng;

-   Sử dụng dây buộc (dây vải), dây xích sắt, sợi dây thừng bằng gai treo hoặc cột vào các thành chuồng cho lợn cắn, gặm cũng làm giảm bớt sự cắn nhau. Đưa rơm, rạ 3-4 lần/ngày trong suốt 14 ngày lúc lợn cắn nhau;

-   Chế độ ăn cao carbohydrate trong 14 ngày khi việc cắn đuôi xảy ra;

-  Tăng hàm lượng xơ, glucid vào khẩu phần trong 14 ngày khi xảy ra cắn đuôi;

- Tăng hàm lượng muối trong khẩu phần lên 0,9% sẽ khắc phục hiện tượng này;

- Cung cấp nước uống tự do;

Nếu nguyên nhân do bệnh:

- Nếu bệnh do Staphylococcus hyicus thì cần xác định kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn này và trộn vào thức ăn từ 7-10 ngày.

- Điều trị vết thương bằng kháng sinh, ví dụ pennicillin, oxytetracycline, amoxycillin

Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam