Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 47649 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và đời sống
Hố rác tại vườn - Mô hình xử lý rác thải ở nông thôn\r\nđơn giản mà hiệu quả\r\n (24/04/2012)
Theo thói quen, người dân ở các vùng nông thôn thường vứt bừa bãi chất thải ra ngoài đường, trên ruộng, mương máng hoặc ngay góc vườn nhà… Những đống rác thải sinh hoạt đổ lung tung này lâu ngày tích tụ lại, sau những trận mưa, phân tán ra các nơi gây ô nhiễm môi trường. Trước đây, ở nông thôn chủ yếu chỉ có rác hữu cơ, có thể tự phân hủy, nhưng hiện nay, rác vô cơ, túi ni-lông và nhiều tạp chất khác ngày càng nhiều. Do vậy, môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn…Để khắc phục tình trạng này, xin giới thiệu mô hình hố rác tại vườn: xử lý rác thải đơn giản mà hiệu quả ở các vùng nông thôn:
Trong khuôn viên của vườn nhà, các gia đình chỉ cần đào một chiếc hố có chiều rộng 60 cm, chiều cao 80 cm, đặt vào trong hố chiếc sọt tre có nắp đậy. Mọi rác thải hữu cơ trong sinh hoạt gia đình được bỏ xuống đó. Sự phân hủy của rác tạo ra nguồn phân bón tự nhiên giúp cây cối phát triển tốt.
Cứ sau khoảng 2- 3 tháng, khi rác trong hố đã đầy, tiếp tục lấp đất lên trên, và trên mặt đất đó có thể tận dụng trồng chuối, rau, sắn hay cây cảnh….
Liên tục luân chuyển như vậy trong diện tích vườn nhà, với chi phí chỉ khoảng vài chục ngàn đồng, người dân vừa cải thiện được môi trường, vừa trồng được cây, rau, quả tươi tốt. Những loại rác vô cơ khác, sẽ được bỏ vào sọt rác gia đình và mang đến bãi rác tập trung.
Gia đình chị Trần Thị Đà (thôn Khánh Lai, xã Tây Đô huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là một trong những hộ đầu tiên thực hiện thí điểm thành công mô hình này. Chị đã trồng sắn trên diện tích hố rác đã lấp trong vườn. Củ sắn thu về to, chắc, không kém gì loại trồng ở vườn đồi. Chị Đà cho biết, nhiều chị em trong thôn thấy mô hình hiệu quả nên đã áp dụng cho gia đình mình. Nay tình trạng vứt rác bừa bãi trong thôn đã cải thiện đáng kể, thói quen sinh hoạt của người dân đã thay đổi cơ bản. Từ đó, các chị còn chủ động giáo dục con em mình hình thành thói quen trong việc phân loại rác trong gia đình và ngoài xã hội.
Thiết nghĩ, cách làm hiệu quả này cần được nhân rộng để góp phần giải quyết bài toán xử lý rác thải tại nông thôn Hải Phòng. Mỗi hố rác chỉ chiếm 60 cm, trung bình một khu vườn ở nông thôn có thể chứa được hàng chục hố.
Nguồn: Tạp chí Hoạt động Khoa học
- Khoa học giải thích "khung giờ ma quỷ" lúc 3h sáng (18/11/2024)
- Giao tiếp trong mơ: từ viễn tưởng đến hiện thực (05/11/2024)
- Nhiều loại vi khuẩn mới xuất hiện ở nơi không ngờ (30/10/2024)
- Khoa học cảnh báo tương lai của nhân loại đang bị đe dọa (21/10/2024)
- Giấm tre - giải pháp mới chống mụn tự nhiên (07/10/2024)
- Những điều bạn cần biết về xu hướng mát-xa mạc cơ để chống lão hóa (01/10/2024)