Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16547 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Học sinh lớp 11 với sáng chế chống rò rỉ "vàng đen" (24/04/2015)
Trước tình trạng dầu tràn thường xảy ra gây ô nhiễm, hai học sinh lớp 11 đã sáng chế vật liệu hấp thu dầu tràn và giành thành tích xuất sắc trong cuộc thi sáng tạo khoa học. Sắp tới các em sẽ đi Mỹ dự hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF.
Hai "nhà khoa học" trẻ với sáng chế xử lý dầu tràn.
Trong lần đầu tiên tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông (khu vực phía Bắc) năm 2015, hai học sinh lớp 11A2 trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) là là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang đã xuất sắc giành giải nhất lĩnh vực Hóa học với đề tài "Nguyên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ".
Đề tài của hai “nhà khoa học” trẻ tuổi này cũng giành giải nhì chung cuộc thi và vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn đi tham dự hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF 2015 tại Mỹ trong thời gian sắp tới.
Chia sẻ về ý tưởng để thực hiện đề tài của mình, Quang và Dũng cho biết, nhiều lần xem tin tức thường thấy ở khu vực biển Vũng Tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong khi dây được coi là “vàng đen”. Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ dầu vô cùng lớn, nguồn lợi kinh tế mang về cho các đất nước không nhỏ nhưng việc khai thác lại thường xảy ra tình trạng tràn dầu gây ô nhiễm và lãng phí. Trước tình trạng đó, hai “nhà khoa học” trẻ đã nghĩ tới cách chế tạo ra loại vật liệu có khả năng hấp thụ dầu trên cơ sở tổng hợp vật liệu Polyme và hạt oxit sắt có từ tính.
“Thời gian để hoàn thành đề tài của chúng em mất hơn nửa năm, may mắn được sự giúp đỡ tận tụy của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng nên quá trình thực hiện thuận lợi hơn, chúng em cũng được tạo điều kiện nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của khoa Hóa học ĐH Sư phạm Hà Nội”, Hoàng Minh Quang chia sẻ.
Điều khó khăn nhất mà hai học sinh phải vượt qua đó là trong quãng thời gian thực hiện đề tài khoa học vẫn phải đảm bảo chương trình học trên lớp của mình. Nhiều ngày cả Quang và Dũng hầu như chỉ được ngủ có vài tiếng vì phải vừa cập nhật thêm kiến thức và thực hành trong phòng thí nghiệm.
Về đề tài của khoa học của mình, Quang và Dũng chia sẻ, vật liệu hấp thu dầu được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp huyền phù hai monome là Styren và Divinylbenzen cùng với hạt nano oxit sắt từ đã được olet hóa bề mặt. Vật liệu khi được thả xuống sẽ hấp thu dầu bằng nam châm do từ tính của hạt nano oxit sắt từ, từ đó xử lý những vệt dầu loang một cách triệt để, tránh ô nhiễm môi trường.
Các giám khảo tại cuộc thi đều rất hài lòng với đề tài của Hoàng Minh Quang và Đinh Tiến Dũng vì tính ứng dụng thực tế cao. Đặc biệt, chi phí để sản xuất vật liệu rẻ, dễ chế tạo nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không hề ít nhất là đối với đất nước ta.
Cô Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Tất cả các thầy cô giáo trường tôi cùng vui mừng khôn xiết và tự hào vì những cậu bé tài giỏi của mình. Tôi thực sự ấn tượng vì những kiến thức khoa học được các chuyên gia truyền tải tới các em vô cùng gần gũi, đơn giản và thân thiện. Họ là Ban giám khảo, người hướng dẫn mà gần gũi chân tình như cha chú. Chúng tôi muốn gửi lời cám ơn đặc biệt tới các thầy cô giáo cán bộ, giảng viên khoa Hóa ĐH Sư phạm Hà Nội”.
Hiện tại, cả Hoàng và Quang đều ôn luyện thêm để chuẩn bị cho kỳ thi quốc tế sắp tới. Intel ISEF (Intel International Science and Engineering Fair) được tổ chức bởi Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng SSP (Society for Science and the Public) là hội thi Khoa học Kỹ thuật hàng năm có quy mô quốc tế, tập trung những dự án nghiên cứu khoa học - kĩ thuật xuất sắc nhất từ khắp nơi trên thế giới. Năm nay, Intel ISEF 2015 sẽ được tổ chức tại Pittsburgh (bang Pennsylvania, Mỹ) từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 5 với sự tham gia của hơn 1.700 học sinh.
Nguồn: dantri.com.vn
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)
- Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km (12/11/2024)