Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 15805 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Khoảng 73.000 mảnh nhựa chứa vi khuẩn đi vào cơ thể người mỗi năm (04/09/2019)
Trung bình một người trưởng thành có 200 mảnh vi nhựa đi vào cơ thể mỗi ngày, có nghĩa là sẽ có khoảng 73.000 mẫu nhựa trong một năm. Con số này có thể lớn hơn nhiều đối với những người sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc uống nhiều nước đóng chai.
Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Y khoa Vienna (Áo), mỗi hoạt động của con người trong một ngày trung bình có thể tiếp xúc với khoảng 200 mảnh vi nhựa. Trong đó, nước đóng chai là một trong những thứ có nhiều vi nhựa gây hại cho sức khỏe nhất.
Kết luận này được đưa ra sau một nghiên cứu trên mẫu phân của các tình nguyện viên khắp thế giới. Trung bình nhóm nghiên cứu tìm thấy 20 mẩu vi nhựa các loại trên 10 gram phân.
Vi nhựa cũng có rất nhiều trong cơ thể các sinh vật biển, nguyên nhân là do chúng ăn rác thải đại dương và nhiễm nhựa.
Vi nhựa bao gồm rác thải nhựa, sợi tổng hợp và hạt được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm, nước uống, đồ chơi, quần áo, không khí, bụi, phổ biến nhất là polypropylen và polyetylen-terephthalate (PET) - cả hai đều có trong bao bì thực phẩm và đồ uống.
Tác hại của vi nhựa khi xâm nhập trong cơ thể chưa được đánh giá chính xác, nhưng có một điều chắc chắn là lâu dài cơ thể người sẽ tích lũy ngày càng nhiều hóa chất độc hại. Vi nhựa có thể xâm nhập vào máu, hệ bạch huyết, gan, ảnh hưởng đến thần kinh hoặc gây nên những triệu chứng bệnh lạ.
Bản đánh giá toàn diện về bằng chứng những tác hại của vi hạt nhựa với sức khỏe con người của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 8 vừa qua cũng cho thấy sự có mặt của vi nhựa khắp nơi: Trong nước biển, nước thải, nước ngọt, thực phẩm, không khí, nước đóng chai và nước máy.
Các hạt vi nhựa lớn hơn 150 micromet có thể được đưa ra khỏi cơ thể chúng ta mà không gây hại. Tuy nhiên, các hạt nhỏ hơn sẽ bị hấp thụ vào các cơ quan nội tạng, mang theo vi khuẩn gây bệnh và gây kháng kháng sinh.
Nguồn: BT/ Báo Chính phủ
Cập nhật: 03/9/2019
- Robot hình người biết bay đầu tiên (30/06/2025)
- Nhật Bản thử nghiệm thành công máy phát điện chạy bằng năng lượng hydro (23/06/2025)
- Hình ảnh tốc độ cao ghi lại cơ chế kích hoạt gen do hormone điều khiển (18/06/2025)
- Robot chơi bóng bàn: bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo (12/06/2025)
- Công cụ mới phát hiện nhựa nano và vi nhựa trong môi trường (05/06/2025)
- Một số đột phá công nghệ ấn tượng của Trung Quốc (27/05/2025)