Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 19895 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kiến vàng trừ sâu hại cây ăn quả (14/05/2015)
Kiến vàng là nhóm côn trùng có ích, có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại.
Trong sản xuất, tại các vườn cây ăn quả phát sinh nhiều loại côn trùng gây hại. Kiến vàng có khả năng khống chế sự bộc phát sâu vẽ bùa, rầy mềm, rệp sáp và các loại nhện gây hại, bọ xít cam, sâu bướm phượng, sâu đục vỏ trái trong vườn cây có múi. Kiến vàng còn tiêu diệt cả rầy chổng cánh.
Thực tế cho thấy, những vườn cây ăn quả được nuôi kiến vàng thì mật độ sâu hại giảm, quả đẹp và bóng hơn so những vườn không nuôi và nhân thả kiến vàng.
Ngày nay, do yêu cầu sản xuất an toàn và chất lượng sản phẩm, nhiều địa phương đã nhân nuôi và thả kiến vàng trong vườn cây ăn trái để khống chế sự bùng phát của sâu hại. Tuy nhiên, để nhân nuôi kiến vàng cần phải có những kỹ thuật và hiểu biết cơ bản.
Nên thu thập những tổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình 20cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá vì những tổ này dễ có kiến chúa hơn, và thả ít nhất 2 tổ vào các ngã ba, ngã tư của cây gần ngọn.
Có thể căng dây từ cây có kiến vào vườn để kiến di chuyển sang khi trong vườn có thức ăn cho chúng. Kiến hôi tiêu diệt kiến vàng, nên trước khi thả kiến vàng vào vườn phải dùng bả để diệt kiến hôi.
Kiến vàng mới và kiến vàng sẵn có trên cây cũng xung khắc nhau ác liệt, nên phải diệt kiến vàng cũ trong vườn trước khi thả kiến vàng mới. Nếu không diệt được hết kiến cũ trong vườn thì phải thả kiến mới từ trên xuống để kiến mới xua đuổi kiến cũ xuống dưới gốc cây.
Để tránh kiến đánh diệt nhau, khi thu thập các tổ kiến cùng một cây và để chúng vào cùng một túi. Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10 nên khoảng thời gian này thích hợp để thu thập tổ kiến và thả vào vườn mới.
Cần phải cho kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, đầu cá… lên cây, nhất là trong mùa khô, mùa lạnh chúng thiếu thức ăn sẽ bỏ đi. Ngoài ra có thể để cơm nguội vào giá đỡ treo lên cây để cung cấp thêm thức ăn cho kiến.
Chăm sóc và bảo vệ đàn kiến vàng bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết, sử dụng thuốc ít độc đối với kiến và phun thuốc vào chiều mát, lúc đó kiến đã chui hết vào tổ. Không phun trực tiếp lên tổ và không phun liên tiếp nhiều ngày hoặc có thể làm dây căng dẫn dụ kiến ra các cây làm rào chắn xung quanh vườn, nên tác động của thuốc hóa học đối với kiến không đáng kể. Nên sử dụng dầu khoáng để phun một số loài sâu hại phát sinh và gây hại phổ biến như sâu vẽ bùa, nhện, rệp sáp… sẽ không tác động đến mật số kiến vàng và đảm bảo an toàn thực phẩm
Nguồn: Báo Dân Việt
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)