Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 21238 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng ngan Sen (01/07/2021)
Ngan Sen có nguồn gốc là giống ngan nội (ngan cỏ) có màu loang đen. Giống ngan Sen được Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên chọn, lai tạo cho ra giống ngan Sen có trọng lượng to hơn mà vẫn giữ được chất lượng thịt thơm ngon. Sau đây chúng tôi xin giớithiệu tới bà kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc giống ngan này.
1. Chọn con giống
Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu sắc lông tơ, đặc trưng của giống, loại bỏ các con có khuyết tật: Khoèo chân, hở rốn, khô chân, bết lông, con cơ thể quá nhỏ.
2. Chuồng nuôi
- Chuồng nuôi cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông và có hệ thống bể nước hoặc ao, hồ để ngan tắm chải lông.
- Trước khi đưa ngan vào nuôi, chuồng nuôi cần được vệ sinh, khử trùng bằng Formalin (Formol) 0,05% và được quét vôi trước 3 - 5 ngày. Nhất thiết trong những ngày đầu phải quây ngan trong các quây cót có chiều cao 0,5 m, chiều dài 4,5 m và hệ thống sưởi ấm để úm ngan. Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống đảm bảo chất lượng mới đưa ngan vào nuôi.
3. Thức ăn và cách cho ăn
- Sau khi thả ngan vào quây, tối thiểu phải cho ngan uống nước 3 - 4 giờ mới bắt đầu cho ăn. Sau khi nở 12 - 18 giờ mới bắt đầu cho ăn, tạo điều kiện cho ngan con sử dụng hết chất dinh dưỡng còn lại trong túi lòng đỏ.
- Trong giai đoạn ngan con, tốt nhất là sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn có chất lượng tốt, không được ôi thiu, mốc.
- Trong 2 tuần tuổi đầu tiên cho ngan ăn hoàn toàn trong máng.
- Để giúp ngan phát triển đồng đều, từ tuần tuổi thứ 3, nên cho ngan ăn một phần trong máng còn một phần rải trên nền xi măng hay một tấm nilon trải rộng trên sàn chuồng.
4. Chăm sóc nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày, máng uống, máng ăn sạch sẽ, thay chất độn chuồng, thay nước sạch cho ngan uống và tắm.
- Từ tuần thứ 5 - 7, ngan mọc lông vai, lông cánh nên xuất hiện bệnh mổ cắn lông do thiếu dinh dưỡng, rau xanh, nuôi chật, độ ẩm cao. Do đó, cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật. Chú ý cho ngan vận động để tránh liệt chân. Hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan, phát hiện cách ly kịp thời những con ốm, phòng và trị kịp thời cho toàn đàn.
5. Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu chăn nuôi.
- Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vắc xin tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, định kỳ dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi khuẩn./.
Nguồn: Khuyến nông Thái Bình
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)