Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 44711 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Kỹ thuật khử mặn bằng sóng xung kích (19/11/2015)
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển kỹ thuật mới khử mặn bằng cách sử dụng sóng xung kích điện.
Quy trình mới không cần sử dụng các bộ lọc màng dễ bị tắc và chóng hỏng theo thời gian và cũng không cần đun sôi nước tiêu tốn năng lượng. Các công nghệ khử mặn truyền thống bao gồm thẩm thấu ngược và điện phân, cần có các màng chắn để tách các nguyên tử natri và clo cỡ lớn trong muối. Kỹ thuật mới sử dụng sóng xung kích điện để khử mặn.
"Muối không phải di chuyển qua bất cứ thứ gì” Martin Bazant, Giáo sư kỹ thuật hóa và toán học và cũng là tác giả chính của báo cáo nghiên cứu giải thích. Thay vào đó, các ion "chỉ cần di chuyển sang một bên".
Công nghệ mới khá đơn giản. Đầu tiên, nước được dẫn qua một vật liệu xốp gồm các hạt thủy tinh nhỏ. Vật liệu này được kẹp giữa các điện cực hoặc màng tải dòng điện. Khi dòng điện được kích hoạt, nước chảy bắt đầu phân chia thành hai cột, một cột có nhiều muối và cột còn lại ít muối.
Khi dòng điện tăng tốc, sóng xung kích được tạo ra giữa hai cột. Các phân tử nước chứa muối và không chứa muối tách nhau hoàn toàn. Một màng chắn đơn giản có thể được sử dụng để phân chia hai cột.
Mặc dù công nghệ này cuối cùng có thể được nhân rộng, nhưng hiện giờ, công nghệ chưa cạnh tranh được với công nghệ thẩm thấu ngược và điện phân quy mô lớn. Nhưng, công nghệ mới không phức tạp lắm, có quy mô nhỏ và giá thành rẻ hơn nên lý tưởng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp như sau cơn bão làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hoặc tại các vùng xa. Công nghệ cũng có thể được áp dụng để làm sạch và khử mặn nước thải từ hoạt động khoan dầu bằng kỹ thuật fracking.
Nguồn: vista.vn (Theo UPI)
- Máy cắt laser nhanh nhất thế giới (25/12/2024)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)