Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20517 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ (26/05/2021)
Hồng xiêm ruột đỏ có ngoại hình đẹp, hương vị thơm ngon và có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ăn thường xuyên hồng xiêm ruột đỏ có thể giúp khỏe xương, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa ung thư.
1. Cách trồng hồng xiêm ruột đỏ
- Đất trồng cây:
Trồng hồng xiêm được trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hồng xiêm không chịu được úng ngập nên cần loại đất trũng, thấp.
Đào hố và bón lót một số loại phân chuồng hữu cơ và vôi bột khử trùng. Phối trộn đều đất với phân và ủ đất lại sau 1 tháng mới đem trồng cây con giống vào hố sẽ đảm bảo đất sạch mầm bệnh, giúp cây phát triển tốt.
- Giống hồng xiêm ruột đỏ:
Cây hồng xiêm có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Người trồng thường chọn phương pháp chiết cành bởi tuổi thọ cây bền và nhanh cho trái. Để tiết kiệm thời gian và công sức, nên tìm mua cây giống hồng xiêm cao sản ở các cửa hàng bán cây giống.
- Trồng cây:
Trước khi trồng, cắt bỏ bầu nilon đi và đặt cây con giống vào chính giữa hố. Đặt cây con giống đứng hướng thẳng và lấp đất lại.
Chú ý lèn chặt đất ở phần cổ rễ giúp cố định cây con giống. Có thể cắm cọc cho cây trong thời gian đầu để giúp cây không bị ngã đổ. Trồng xong tưới nước giữ ẩm ngay cho đất để cây con quen môi trường, nhanh bén rễ.
2. Chăm sóc định kì
- Chế độ nước:
Hồng xiêm là giống cây ưa ẩm nên thời gian đầu sau khi trồng cần thường xuyên tưới nước cho cây.
Sau đó căn cứ vào độ ẩm của đất và điều kiện môi trường mà cứ một tuần tưới nước cho cây 2-3 lần. Chú ý vào mùa mưa nên thoát nước tốt cho cây để giúp cây khỏe mạnh hơn.
- Bón phân cho cây:
Phân bón cho cây hồng xiêm là các loại phân chồng hoai mục. Phân Ure cộng thêm một lượng phân bón lá giúp cành và lá phát triển hơn.
Định kì nên làm cỏ xung quanh vườn giúp loại bỏ cỏ dại để cây không nhiễm những loại sâu bệnh.
- Cắt tỉa và tạo tán cho hồng xiêm:
Hồng xiêm là loại cây ưa sáng nên việc tỉa tán giúp cây quang hợp tốt hơn, đồng thời loại bỏ những cành sâu bệnh còi cọc để trồng.
3. Thu hoạch
- Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 5-6 tháng.
- Khi quả to lên và cuống lá nhỏ lại, đồng thời phần vỏ ngoài hơi nứt là có thể thu hái được. Khi hái cắt phần cuống chú ý không để phần nhựa dính tay. Bảo quản nơi thoáng mát để chất lượng được tươi ngon đồng thời giữ được lâu hơn./.
Nguồn: Báo Kỹ thuật nuôi trồng
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)