Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 39795 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt (26/05/2020)
1. Công tác chuẩn bị
Làm đất: Đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, thường là đất thịt nhẹ pha cát, đất phù sa, đất trộn chấu (đất vừa thoát nước tốt vừa giữ được nhiệt độ của đất).
Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng. Lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè.
Giống: nên chọn giống F1 siêu ngọt: dưa có kích thước vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng…
2. Kỹ thuật trồng
Có hai cách:
Cách thứ nhất: Ngâm, ủ, ươm mầm cây - Ngâm hạt giống trong nước sạch (28-32oC) khoảng 2 tiếng , sau đó vớt ra cho vào khăn ấm để ủ khoảng 2-3 ngày hạt sẽ nứt nanh mầm. Ươm cây ra khay ươm với thời gian khoảng 10-14 ngày. Lúc đó cây có khoảng 2 lá thật thì tiến hành mang đi trồng.
Cách thứ hai: Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.
Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25-30cm, đảm bảo 700- 800 cây/sào Bắc bộ.
3. Chăm sóc dưa ở giai đoạn đầu: Ngay khi đặt cây con trồng nên tưới ngay nước để cây liền thổ nhưng không để ngập nước. Sau đó từ đó cứ ngày 1 lần tưới nước cho cây. Lúc cây bắt đầu ra hoa có quả thì nên tưới nhiều hơn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và chiều tối.
Bón phân: Thời gian sinh trưởng cây rất ngắn, thường 40-50 ngày là cho lứa quả đầu tiên nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, đặc biệt là lân.
Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đó là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên chỉ cần phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật.
4. Bấm ngọn và ghim nhánh: Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.
Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 - 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 - 60 cm, hoặc dùng ghim tre để cố định dây dưa…
Trong quá trình chăm sóc, bà con nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh.
5. Thu hoạch
Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 - 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 - 30 ngày. Thu hoạch dưa xong, cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 - 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.
6. Để lại giống cho vụ sau
Đối với kỹ thuật trồng dưa lê như trên có thể lấy quả để làm hạt giống cho vụ sau. Thường chọn quả trên nhánh cấp 2 để quả chín thêm vài 3 ngày trên cây và vài 3 ngày để trong nhà. Sau đó bổ quả lấy hạt, đãi hết hạt lép rồi đem phơi nắng 2-3 ngày để bảo quản rồi cất giữ cho vụ sau.
Chú ý: Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh.
Rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn
Kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt
Dưa lê là loại cây rất dễ trồng, sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng được nhiều loại sâu bệnh. Dưa lê không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, giàu vitamin C. Chỉ cần ăn một quả dưa lê sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Sau đây chúng tôi giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng dưa lê siêu cho năng suất cao.
1. Công tác chuẩn bị
Làm đất: Đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, thường là đất thịt nhẹ pha cát, đất phù sa, đất trộn chấu (đất vừa thoát nước tốt vừa giữ được nhiệt độ của đất).
Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng. Lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè.
Giống: nên chọn giống F1 siêu ngọt: dưa có kích thước vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng…
2. Kỹ thuật trồng
Có hai cách:
Cách thứ nhất: Ngâm, ủ, ươm mầm cây - Ngâm hạt giống trong nước sạch (28-32oC) khoảng 2 tiếng , sau đó vớt ra cho vào khăn ấm để ủ khoảng 2-3 ngày hạt sẽ nứt nanh mầm. Ươm cây ra khay ươm với thời gian khoảng 10-14 ngày. Lúc đó cây có khoảng 2 lá thật thì tiến hành mang đi trồng.
Cách thứ hai: Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.
Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25-30cm, đảm bảo 700- 800 cây/sào Bắc bộ.
3. Chăm sóc dưa ở giai đoạn đầu: Ngay khi đặt cây con trồng nên tưới ngay nước để cây liền thổ nhưng không để ngập nước. Sau đó từ đó cứ ngày 1 lần tưới nước cho cây. Lúc cây bắt đầu ra hoa có quả thì nên tưới nhiều hơn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và chiều tối.
Bón phân: Thời gian sinh trưởng cây rất ngắn, thường 40-50 ngày là cho lứa quả đầu tiên nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, đặc biệt là lân.
Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đó là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên chỉ cần phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật.
4. Bấm ngọn và ghim nhánh: Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.
Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 - 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 - 60 cm, hoặc dùng ghim tre để cố định dây dưa…
Trong quá trình chăm sóc, bà con nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh.
5. Thu hoạch
Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 - 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 - 30 ngày. Thu hoạch dưa xong, cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 - 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.
6. Để lại giống cho vụ sau
Đối với kỹ thuật trồng dưa lê như trên có thể lấy quả để làm hạt giống cho vụ sau. Thường chọn quả trên nhánh cấp 2 để quả chín thêm vài 3 ngày trên cây và vài 3 ngày để trong nhà. Sau đó bổ quả lấy hạt, đãi hết hạt lép rồi đem phơi nắng 2-3 ngày để bảo quản rồi cất giữ cho vụ sau.
Chú ý: Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh.
Rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)