Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 52137
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Loại đệm mới làm mát các tòa nhà (15/10/2012)

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu là GS Wendelin Stark thuộc Viện Kỹ thuật sinh hóa, Trường Đại học bách khoa ETH Zurich, Thụy Sỹ đã chế tạo được một tấm đệm đặt trên nóc nhà. Nếu trời mưa, tấm đệm hút nước mưa giống như miếng bọt biển. Khi ánh nắng mặt trời làm nóng tấm đệm đạt ngưỡng nhiệt độ bên trong, nước mưa trong đệm "đổ mồ hôi" từ bề mặt đệm và biến thành hơi nước làm mát tòa nhà phía dưới.

Đệm được làm từ một loại polyme đặc biệt được gọi là Poly (N-isopropylacrylamide) hay PNIPAM có đặc trưng của một màng thấm nước cho phép hút và giữ nước. Tuy nhiên, khi nhiệt độ trong PNIPAM đạt 320C, đệm bắt đầu co lại và thể hiện các tính chất kỵ nước, đẩy nước ra khỏi màng chỗ hút nước vào.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm đệm mới trên quy mô nhỏ, bao phủ lên mô hình các tòa nhà đường sắt bằng các tấm đệm dày 5 mm, đồng thời sử dụng một chiếc đèn để cung cấp "ánh nắng mặt trời". Kết quả là mẫu nhà được trang bị đệm mới vẫn mát hơn nhiều so với mẫu nhà phủ bằng polyme thông thường.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, thậm chí một tấm đệm mỏng có tiềm năng tiết kiệm tới 60% năng lượng được sử dụng bởi máy điều hòa nhiệt độ vào một ngày tháng bảy nắng gắt. Nhóm nghiên cứu cho rằng tấm đệm mới lý tưởng để sử dụng tại các nước đang phát triển và nước mới nổi thuộc các khu vực trên thế giới có khí hậu ấm áp khi đệm được sản xuất với chi phí rẻ.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết công trình nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để đảm bảo công nghệ mới hoạt động hiệu quả trên quy mô lớn hơn.

Nguồn: NASATI