Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 21401
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Lớp phủ bề mặt mới “đuổi” côn trùng (14/10/2013)

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Freiburg, Đức, đã phát triển lớp phủ bề mặt phỏng sinh học mà thậm chí những côn trùng có chân dính cũng không thể bám được vào.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng cách quan sát bọ khoai tây Colorado khi chúng đi qua một số bề mặt thực vật, cùng với các mô phỏng bề mặt đó từ nhựa tổng hợp. Một cảm biến nhỏ được sử dụng để đo khả năng duy trì lực bám của bọ khoai tây.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù các bề mặt gồm những hình dạng cong và lượn sóng của tế bào tạo lực bám chắc nhất, nhưng bề mặt kết hợp các “nếp gấp dạng biểu bì” mang lại lực bám yếu nhất. Các nếp gấp nhỏ này xuất hiện trong lớp biểu bì bảo vệ phía ngoài của lá.

Trên các bề mặt nếp gấp dạng biểu bì cao và rộng khoảng 0,5 micro mét và cách nhau từ 0,5-1,5 micro mét, bọ khoai tây thậm chí ít bị trơn trượt hơn là ở trên kính. Đó là vì diện tích tiếp xúc giữa bề mặt và những sợi lông dính trên chân của côn trùng giảm. Ngoài ra, bề mặt dạng nếp gấp biểu bì còn chống thấm nước rất tốt.

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu để đưa vào sản xuất thương mại các phiên bản bề mặt không thân thiện với côn trùng với hy vọng không chỉ sử dụng chúng trong các ống thông gió của điều hòa nhiệt độ mà cả những đồ vật như khung cửa sổ. Các nhà nghiên cứu cũng mong muốn đưa ra cách thức điều chỉnh kích thước của các nếp gấp để tạo những bề mặt đuổi nhiều loại côn trùng khác nhau.

Nguồn: www.vista.vn (Theo Gizmag)