Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20482 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Một số biện pháp hạn chế hiện tượng lúa cỏ trong vụ mùa 2021 (24/06/2021)
Hiện nay tại một số địa phương trên địa bàn thành phố đã xuất hiện hiện tượng lúa cỏ (hay còn gọi là lúa dại, lúa ma…). Cây lúa cỏ khá giống với lúa thường nhưng có sức sinh sản và phát triển rất mạnh, cạnh tranh trực tiếp về dinh dưỡng và ánh sáng với lúa trồng làm giảm năng suất của lúa. Do vậy, lúa cỏ tiềm ẩn nguy cơ phát triển, lan rộng gây hại nặng cho sản xuất nông nghiệp.
1. Giai đoạn thu hoạch
- Những diện tích bị lúa cỏ rải rác cần kiểm tra, cắt bỏ những bông lúa khác dạng (như hạt có râu dài, khác dạng, màu sắc…) càng sớm càng tốt và đem tiêu hủy.
Những diện tích lúa bị nhiễm trên 60% cần khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ ở đầu những đường dẫn nước trên ruộng…), thu hoạch riêng, tận thu, cắt sát gốc; Sau khi thu hoạch, thu toàn bộ rơm rạ trên ruộng để tiêu hủy.
- Vệ sinh máy gặt sau khi thu hoạch lúa ở vùng bị nhiễm lúa cỏ để hạn chế lúa cỏ lây nhiễm sang các ruộng, các vùng khác nhau.
- Sau khi thu hoạch tiến hành đưa nước tạo ẩm trên ruộng để nhử hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại nảy mầm, sau đó bón khoảng 15-20kg vôi bột/sào, kết hợp với một số chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh như chế phẩm Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh Azotobacterin,… Khi lúa cỏ, cỏ mọc thành cây tiến hành cày lật và ngâm dầm cho thối thân lúa cỏ; trước khi vào vụ gieo cấy tiến hành bừa kỹ, trang phẳng mặt ruộng.
2. Các biện pháp tổng hợp trong quá trình gieo cấy
- Chuyển đổi phương thức canh tác: Chuyển từ phương pháp gieo sạ, gieo vãi sang phương pháp cấy tay hoặc cấy bằng máy nhằm phân biệt dễ dàng cây lúa cỏ lúc còn non khi chúng mọc ngoài hàng lúa trồng để sớm nhổ bỏ và tiêu hủy.
Những vùng có đủ điều kiện, khuyến cáo nông dân áp dụng biện pháp luân canh hoặc chuyển đổi sang trồng các cây màu ít nhất từ 2 vụ liên tiếp.
- Sử dụng giống chất lượng (nguyên chủng hoặc xác nhận) của các công ty có uy tín sản xuất. Tuyệt đối không dùng giống tự để, đặc biệt là giống trên những ruộng bị nhiễm lúa cỏ từ vụ trước.
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy; đặt lưới lọc nguồn nước tưới, ngăn chặn hạt lúa cỏ nhiễm từ ruộng khác vào; Không gieo mạ trên những chân ruộng đã bị lúa cỏ.
- Với lúa cấy: Sau khi cấy cần đảm bảo giữ nước thường xuyên 3-7cm trên ruộng để hạn chế lúa cỏ mọc.
- Trong quá trình chăm sóc từ khi gieo cấy đến làm đòng cần theo dõi, phát hiện và loại bỏ ngay những cây mọc ngoài hàng, cây cao hơn, dạng hình, màu sắc thân lá khác giống lúa thường. Khi lúa trỗ bông cần thăm đồng kiểm tra thường xuyên để cắt bỏ sớm những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thường trên ruộng trước khi chín, tránh bị rụng hạt làm ảnh hưởng cho các vụ sau./.
Nguồn: Khuyến nông Thái Bình
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)