Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33345 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc rau màu vụ đông 2016 (22/11/2016)
Hiện nay đang là thời điểm chăm sóc các loại rau màu vụ Đông. Để cây rau sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, bà con cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Tưới nước:
- Đối với các loại rau mới trồng và trong giai đoạn phát triển thân lá, việc cung cấp đủ nước cho cây là rất cần thiết. Độ ẩm đồng ruộng luôn cần đảm bảo khoảng 75 - 80% (đất nắm trong tay vẫn còn nguyên hình dạng nhưng không có nước rỉ ra kẽ tay).
- Giai đoạn mới trồng cần tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều mát.
+ Dùng ô doa hoặc dùng bát, gáo múc nước tưới cây.
+ Tưới rãnh: Dẫn nước vào các dõng luống (bằng 1/3 hoặc 1/2 chiều cao luống) tùy từng giai đoạn phát triển của cây sao cho thích hợp. Để nước ngấm đều vào luống rau, sau khoảng 2 - 3 giờ tháo kiệt nước, không được ngâm nước lưu tại ruộng.
2. Chăm sóc:
Tùy từng loại rau màu sau trồng 7 - 10 ngày, xới phá váng kết hợp bón phân thúc lần 1, sau đó khoảng 2 - 3 tuần xới lần 2 kết hợp vun tạo điều kiện cho cây ra rễ phụ, thường xuyên giữ sạch cỏ dại và tạo sự thông thoáng để hạn chế sâu bệnh hại.
3. Lượng phân bón thúc/sào (360 m2):
- Phân đạm ure: 1 - 3 kg
- Phân kali: 0,8 - 2 kg
* Cách bón:
- Trộn đều 1 - 3 kg phân đạm ure + 0,8 - 2 kg kali/sào/lần. Bón lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày, lần 2 cách lần 1 từ 10 - 15 ngày. Riêng rau cải bắp thì bón thúc thêm lần 3 vào thời kỳ cây bắt đầu cuốn.
- Phân bón có thể hòa tan với nước để tưới hoặc bón vùi cách gốc cây khoảng 5 - 7 cm.
- Lượng phân bón thúc tăng dần theo các giai đoạn phát triển của cây.
Hoặc sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho cây rau vì các loại phân này khi được bón vào đất sẽ cung cấp cân đối dinh dưỡng cho cây và ít bị mất phân khi gặp thời tiết nắng nóng hay mưa nhiều.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
- Cần thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu, bệnh hại rau màu để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, trong những trường hợp bất khả kháng, phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nên chọn những loại thuốc trừ sâu dạng sinh học hoặc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thời gian phân huỷ nhanh và bảo đảm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn trên bao bì và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành bảo vệ thực vật.
* Chú ý:
- Không dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần được ủ thật hoai mục.
- Tưới bằng nước sạch, không dùng nước ao tù đọng, nước cống rãnh, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau.
- Bón thúc phân định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau.
Nguồn: Khuyến nông Hà Nội
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)