Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 22954 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Một số biện pháp phòng chống rét cho cá (21/01/2021)
Thời gian gần đây thường có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, có khi nhiệt độ xuống dưới 80C, một số loài cá nuôi chịu rét kém như rô phi, chim trắng, trê lai, rô đồng… bị chết hàng loạt, ảnh hưởng đến năng suất và thiệt hại về kinh tế người nuôi. Bài viết xin giới thiệu với bà con một số biện pháp phòng chống rét cho cá qua vụ Đông như sau:
1. Nâng cao sức đề kháng cho cá
- Bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn với lượng 3 - 5g/kg để tăng sức đề kháng. Định kì 15 ngày, xay tỏi trộn vào thức ăn phòng bệnh cho cá với lượng1kg tỏi/ 100kg cá.
- Tranh thủ những ngày nắng ấm cho cá ăn bổ sung. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 180C, ngừng cho ăn.
2. Che ao bằng bèo
- Mặt ao có thể thả bèo tây, bèo ong hoặc bèo hoa dâu. Tốt nhất nên sử dụng bèo hoa dâu chiếm 2/3 diện tích ao về phía bắc chắn gió (bèo được gom vào một góc ao tránh thả tràn lan che kín hết diện tích mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao, gây thiếu ô-xy cho cá).
3. Che ao bằng bạt nilon
- Để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp, khi trời rét đậm dùng tre, gỗ và các vật liệu khác làm giàn trên mặt ao, che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ, đồng thời lắp máy sục khí tăng cường ô-xy cho cá. Khi trời nắng ấm, mở hai đầu bạt ra để ao được thông thoáng.
4. Làm sọt cho cá tránh rét
- Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, dùng các sọt đan bằng tre, lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô, ấn đầy sọt, cắm cọc dìm xuống đáy ao (khi rơm rạ bị phân hủy vớt lên và thay lượt rơm rạ khác).
5. Quản lý môi trường ao nuôi
- Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nước, để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo nhiệt độ nước ao thường xuyên trên 200C, tránh để nhiệt độ xuống dưới 120C gây chết chủ yếu cá rô phi và cá chim trắng.
- Ở độ sâu 1,8 - 2,0m, nhiệt độ tầng đáy sẽ cao hơn tầng mặt 3 - 40C. Do vậy, duy trì mức nước trong ao 1,8 - 2,0m.
- Tranh thủ ngày nắng ấm có thể thay 20 - 30% nước ao.
- Định kỳ 10 - 15 ngày dùng vôi bột hòa tan té xuống ao để tiêu diệt mầm bệnh trong ao với lượng 2 - 3kg/100m3 nước.
- Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý nước ao và nền đáy như EMC, Anova NB25…
Lưu ý: Trong suốt thời gian trú Đông, không được dùng lưới, các loại phương tiện đánh bắt cá, tránh cá bị xây xát, dẫn đến bị nhiễm bệnh./.
Nguồn: Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)