Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 8448 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Mỹ trợ cấp 1,2 tỷ USD cho các công ty có dự án góp phần giảm khí thải (11/08/2023)
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, bà Jennifer Granholm cho biết: “Nếu chúng tôi triển khai trên quy mô lớn, công nghệ có thể giúp chúng ta đạt tiến bộ đáng kể hướng tới các mục tiêu trung hòa khí thải."
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ngày 11/8, Bộ Năng lượng Mỹ thông báo chính phủ sẽ trợ cấp 1,2 tỷ USD cho các dự án tại Texas và Louisiana nhằm loại bỏ hơn 2 triệu tấn khí thải CO2. Đây là bước đi quan trọng trong quá trình thúc đẩy công nghệ thu giữ khí trực tiếp (DAC).
Đây là những khoản trợ cấp đầu tiên của Bộ Năng lượng Mỹ-cơ quan đã được Quốc hội giao 3,5 tỷ USD để đầu tư vào các trung tâm DAC khu vực.
Bên cạnh đó, Bộ Năng lượng Mỹ cũng đưa ra các sáng kiến mới nhằm giảm chi phí công nghệ xuống dưới mức 100 USD/m3 khí CO2 trong thập niên này. Sáng kiến bao gồm một chương trình thu mua tín chỉ carbon của chính phủ trị giá 35 triệu USD và tài trợ cho 14 nghiên cứu tính khả thi, 5 nghiên cứu thiết kế và kỹ thuật cho các dự án trung tâm ở giai đoạn đầu.
Biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng, cùng các nỗ lực chưa thích hợp nhằm giảm khí thải đã khiến việc loại bỏ CO2 trở thành tâm điểm chú ý. Các nhà khoa học của Liên hợp quốc ước tính hàng tỷ tấn CO2 cần phải được loại bỏ khỏi khí quyển mỗi năm để đạt mục tiêu toàn cầu về hạn chế mức tăng nhiệt của Trái Đất ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Theo bộ trên, khi được triển khai trên quy mô lớn, DAC có thể giúp Mỹ đạt mục tiêu trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Tuy nhiên, công nghệ non trẻ này cần có chi phí rẻ hơn thì mới có thể triển khai trên quy mô đủ để tác động tới cả hành tinh.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, bà Jennifer Granholm cho biết: “Nếu chúng tôi triển khai trên quy mô lớn, công nghệ này có thể giúp chúng ta đạt tiến bộ đáng kể hướng tới các mục tiêu trung hòa khí thải bên cạnh việc tập trung triển khai năng lượng sạch nhiều hơn.”
DAC sử dụng các phản ứng hóa học để thu giữ CO2 từ không khí, sau đó đưa vào lưu trữ trong lòng đất hoặc sử dụng trong các sản phẩm như bê tông hay nhiên liệu cho máy bay. Dù hầu hết các nhà hoạt động môi trường đều thừa nhận rằng việc thu giữ khí CO2 sẽ là cần thiết để đạt các mục tiêu khí hậu toàn cầu, nhưng họ lo ngại đây có thể trở thành cái cớ để các công ty nhiên liệu hóa thạch tiếp tục khai thác, nhất là ở các khu vực người thiểu số và có thu nhập thấp.
Thông báo trên được đưa ra chỉ 3 tháng trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (COP 28), trong đó nước chủ nhà Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự kiến tập trung vào vai trò của các công nghệ thu giữ CO2 như DAC./.
Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)
Ngày cập nhật: 11/8/2023
https://www.vietnamplus.vn/my-tro-cap-12-ty-usd-cho-cac-cong-ty-co-du-an-gop-phan-giam-khi-thai/888623.vnp
- Những loài vật có thể nhịn thở lâu nhất dưới nước (30/06/2025)
- Lõi Trái Đất chứa 99% số lượng vàng (23/06/2025)
- Loài cây kỳ lạ mọc trên đỉnh núi cao nhất châu Phi (18/06/2025)
- Đường thẳng khổng lồ chia đôi Scotland (12/06/2025)
- Mọi sinh vật sống, từ vi khuẩn đơn giản đến con người, đều phát ra ánh sáng yếu ớt... (05/06/2025)
- Loài ếch xâm lấn khổng lồ chuyên ăn thịt rùa con (27/05/2025)