Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41665 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Nấm bệnh hại bí xanh (07/10/2013)
Triệu chứng và đặc điểm phát sinh
* Bệnh thối đốt: Vết bệnh hình nhẫn. Vị trí vết bệnh thường từ đốt sát gốc trở về phía ngọn.
* Bệnh chạy dây: Vết bệnh loang kín vòng quanh thân với độ dài khoảng từ 2 đốt ngón tay trở lên hoặc có khi chỉ loang từ 1/2 - 3/4 vòng thân, thành một vệt dài. Vị trí vết bệnh thường bắt đầu từ giữa thân dây về phía ngọn.
Cả 2 loại bệnh này, vết bệnh ban đầu đều loang mầu xanh tái, làm cây chậm lớn và kém tươi. Sau đó chuyển mầu đen sũng rồi đen khô, làm toàn cây về phía ngọn bị héo xanh nhanh đến chết hẳn hoàn toàn. Nấm bệnh đã sớm phát sinh, trong khi hàng vụ thường bắt từ phát hoa đầu đến đậu quả rộ.
Nguyên nhân: Là 2 loại bệnh phổ biến trên cây bí xanh vụ thu đông. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng: Do diễn biến phức tạp của yếu tố thời tiết mà chủ yếu là mưa nhiều, nhất là hơn 10 ngày đầu tháng 9 đã làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đất như nấm hại cây trồng chiếm ưu thế và có điều kiện sinh sôi nẩy nở để lây nhiễm gây hại.
Biện pháp khắc phục
Thăm đồng thường xuyên, điều tiết nước sau các trận mưa hoặc tưới rãnh hay tưới gốc ở mức sao cho luôn duy trì độ ẩm đất đạt 80% độ ẩm đồng ruộng (lấy 1 ít đất ve vào lòng bàn tay thành hình con giun là đủ ẩm). Rải lót rạ hoặc rơm khô đón ngọn kịp thời.
Nhận diện được 2 loại bệnh này để nắm bắt và tiến hành phun thuốc cho kịp thời khi cả ruộng đã có khoảng 2% số cây mắc bệnh.
Khi đó, nên dùng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1,00WP của Công ty TNHH Nam Bắc, loại 20 gr/gói, pha 1 gói với 16 - 20 lít nước và phun đẫm đều cho cả mặt ruộng, nhất là các bộ phận và vùng gốc của từng cây. Chú ý phun vào chiều mát không mưa và phun 2 lần liền, lần 2 sau lần 1 từ 3 - 5 ngày.
Để phòng trừ bệnh hại nói chung cho cây bí xanh, bà con có thể tham khảo và sử dụng chế phẩm phân bón vi sinh HPC - CANPLUS của Công ty Cổ phần Sinh học Nông nghiệp HPC. Sản phẩm có tác dụng kích thích ra rễ, ức chế vi sinh vật gây hại cho cây trồng (cà chua, khoai tây, bắp cải, dưa, ớt, bí xanh…). Nhưng phải tuân thủ về cách dùng theo hướng dẫn trên bao bì.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)