Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 17334 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Nga phát triển vật liệu tàng hình có thể hấp thụ tới 95% sóng radar (13/04/2023)
Sản phẩm thu được hấp thụ tới 95% bức xạ điện từ radar và khiến các hệ thống radar rất khó có thể phát hiện ra máy bay.
Không quân Nga bay trình diễn tiếp dầu trên không. (Ảnh minh họa: Trần Hiếu/TTXVN).
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Moskva dẫn thông báo của tập đoàn kỹ thuật quốc doanh khổng lồ Rostec của Nga ngày 30/3 cho biết các chuyên gia thuộc Roselectronika - công ty thành viên của Rostec - đã tạo ra nguyên mẫu vật liệu có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến trong dải tần số rộng để sử dụng trong hoạt động chế tạo các chi tiết máy bay, khiến nó trở nên vô hình, không bị phát hiện.
Trên trang web của Rostec, các nhà phát triển lưu ý: “Giải pháp thiết kế như vậy lần đầu tiên được ghi nhận như vật liệu tàng hình.”
Thành phần của vật liệu gồm một số lớp sợi thủy tinh kết nối với nhau. Cơ sở cho nó là các sợi mỏng với lõi kim loại trong lớp cách nhiệt bằng thủy tinh.
Sản phẩm thu được hấp thụ tới 95% bức xạ điện từ radar và khiến các hệ thống radar rất khó có thể phát hiện ra máy bay.
Ông Aleksei Dymovskikh - Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Trung ương Vật liệu Vô tuyến Đặc biệt (TsKB RM) - chia sẻ: “Việc tạo ra vật liệu cấu trúc hấp thụ sóng radar từ lâu đã là một vấn đề trong ngành công nghiệp máy bay quân sự hiện đại.”
Theo ông, các lớp phủ tàng hình hiện nay cần được phục hồi thường xuyên, trong khi vật liệu sợi thủy tinh với hệ số phản xạ giảm lại không cần đến bảo trì.
Người đứng đầu TsKB RM xác nhận nguyên mẫu vật liệu tàng hình đã vượt qua những cuộc thử nghiệm cần thiết tại nhà máy.
Các tác giả của công trình này là nhân viên TsKB RM nằm trong thành phần Roselectronika.
Vật liệu mới sẽ được sử dụng để chế tạo các cánh quạt của động cơ nén - một trong những chi tiết dễ bị phát hiện nhất trong dải sóng vô tuyến./.
TTXVN/Vietnam+
Ngày cập nhật: 31/3/2023
https://www.vietnamplus.vn/nga-phat-trien-vat-lieu-tang-hinh-co-the-hap-thu-toi-95-song-radar/854438.vnp
- Robot hình người biết bay đầu tiên (30/06/2025)
- Nhật Bản thử nghiệm thành công máy phát điện chạy bằng năng lượng hydro (23/06/2025)
- Hình ảnh tốc độ cao ghi lại cơ chế kích hoạt gen do hormone điều khiển (18/06/2025)
- Robot chơi bóng bàn: bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo (12/06/2025)
- Công cụ mới phát hiện nhựa nano và vi nhựa trong môi trường (05/06/2025)
- Một số đột phá công nghệ ấn tượng của Trung Quốc (27/05/2025)