Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 2502 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Ngâm ủ lúa giống trà xuân muộn (17/02/2014)
Thời tiết miền Bắc đang giá rét, mặt khác nguồn giống khan hiếm, chuột lại phát sinh nhiều nên việc tạo cho mẻ giống có tỷ lệ nảy mầm cao theo “quy chuẩn”, mống đẹp và ít bị hao theo yêu cầu sẽ là một khó khăn với bà con nông dân.
Lưu ý: Cần dùng nước ấm để ngâm giống, đậy thùng xốp có nắp hoặc vật có khả năng cách nhiệt cao, đồng thời để mực nước ngập cách hạt giống và mặt đậy ít nhất ba đốt ngón tay. Đối với lúa thuần, tùy theo hạt giống được sản xuất từ vụ xuân hay vụ mùa năm 2013 mà thời gian ngâm liên tục từ 40 - 48 giờ, trong đó cứ 10 - 12 giờ phải thay nước rửa chua một lần; đối với lúa lai, cần tuân thủ về thời gian ngâm nước, cách thức xử lý mầm bệnh và rửa chua theo hướng dẫn trên bao bì của từng giống.
Trong quá trình ủ, hạt giống lúa các loại cần được đựng trong bao tải dứa cho gọn gàng rồi cho vào hộp xốp có nắp đậy hay đắp ủ trong rơm rạ hoặc quần áo cũ... Sau ủ được 24 - 30 giờ (với lúa thuần) và 20 giờ (với lúa lai) thì kiểm tra tỷ lệ nảy mầm và ngâm uống bổ sung luân phiên với ủ nhẹ theo thời gian mỗi phiên từ 8 - 12 giờ. Khi mống đạt theo yêu cầu: Mầm mập và ôm bám từ 1/3 - 1/2 chiều dài vỏ trấu, chùm rễ mập và cũng khỏe là đủ tiêu chuẩn đem gieo vỗ.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn... (05/05/2025)
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý (21/04/2025)
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm (08/04/2025)
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con (24/03/2025)
- 7 yếu tố ảnh hưởng đến ăn vào và khả năng tiêu hoá ở trâu bò (10/03/2025)
- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế và chế biến vào chuỗi liên kết trồng - chế... (24/02/2025)