Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 4025
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi ong nội năng suất cao và chế tạo máy tách nước thủy phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt tại Hải Phòng (21/09/2023)

Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong. 90% sản lượng mật ong hàng năm của Việt Nam được xuất khẩu, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ từ 90 - 95%, còn lại 5 - 10% xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, nuôi ong lấy mật là nghề đã có từ lâu đời ở nhiều địa phương trong cả nước. Với điều kiện thuận lợi, tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, những năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật ở nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Theo báo cáo, ước tính đến nay trên địa bàn cả nước có 1,5 triệu đàn ong, trong đó có 1,15 triệu đàn ong ngoại chiếm trên 76% và 350.000 nghìn đàn ong nội chiếm trên 23%. Với khoảng 34.000 người tha gia nuôi ong, số người nuôi ong chuyên nghiệp chiếm 20%. Khoảng 90% sản lượng mật được xuất khẩu, 10% còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Tại Hải Phòng, nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân các địa phương, đặc biệt tập chung vùng có rừng núi và rừng ven biển tại Hải Phòng. Nhằm nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi ong nội năng xuất cao và chế tạo máy tách nước thủy phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt có công suất 100lít – 250lít/ngày tại Hải Phòng. Năm 2020 Công ty TNHH Đầu tư phát triển xây dựng Thành Khang chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi ong nội năng suất cao và chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt tại Hải Phòng”, đề tài doCử nhân Nguyễn Văn Thanh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được Hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng sáng 02/11/2021.

 

Đề tài tiến hành nghiên cứu đề xuất 02 quy trình: (1) Công nghệ kỹ thuật cải tiến kích thước cầu ong, ghép 02 chúa kế vương trong đàn ong nội; (2) Chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt góp phần tăng năng suất và chất lượng mật ong. 

Với quy trình cải tiến kích thước cầu ong, ghép 02 chúa kế vương trong đàn ong nội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành cải tiến cầu ong bản cầu từ 2,7 cm thành 3cm, độ rộng từ 21cm lên 22cm, diện tích bán tổ từ 33cm x 20cm thành 35cm x 21cm, đồng thời không thay đổi độ dài cầu giúp nhiệt độ và độ ẩm trong tổ luôn đảm bảo ở mức lý tưởng. Việc tăng diện tích bánh tổ giúp phát triển số lượng đàn ong, từ đó tăng sản lượng mật. Bên cạnh đó, việc thay chúa bằng phương pháp chúa kế vương (2 chúa một đàn) giúp giữ ổn định, duy trì số lượng đàn ong trong thời gian thay chúa, từ đó tăng sản lượng mật lên 20%.

Với quy trình chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt đã giúp loại bỏ tạp chất, diệt men, ép và tách nước trong mật, đảm bảo hàm lượng nước trong mật luôn dưới 21%, đáp ứng các yêu cầu về hàm lượng thủy phần, mùi thơm, độ sạch... nâng cao chất lượng mật ong phục vụ xuất khẩu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng 02 quy trình trên giúp giải quyết những vấn đề tồn tại trong quy trình nuôi ong truyền thống, đảm bảo chất lượng mật trong quá trình sơ chế, bảo quản, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các hộ nuôi ong. Quy trình cải tiến cầu ong góp phần tăng số lượng đàn ong thợ và phát triển diện tích bánh tổ từ 33cm × 20cm thành 35cm × 21cm làm tăng năng suất mật ong. Sau khi áp dụng quy trình ghép thêm ong chúa mới được từ 15 - 20 ngày ong chúa mới đẻ tăng số lượng ong thợ giúp đàn luôn đảm bảo 7.000 - 10.000 nghìn. Sản lượng mật tăng 20% so với quy trình cũ là giết chúa già hoặc nhốt lại. Lợi nhuận thu được sau khi ứng dụng công nghệ của nhiệm vụ là 360 triệu đồng.

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần phát triển nghề nuôi ong nói riêng và ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố nói chung. Tiềm năng ứng dụng công nghệ này là rất lớn trong sơ chế bảo quản mật ong tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung là rất có hiệu quả qóp phần phát triển kinh tế - xã hội của nghề nuôi ong trên địa bàn thành phố. Kết quả của đề tài góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại về quy trình công nghệ nuôi ong nội có năng suất cao và đảm bảo chất lượng mật trong sơ chế bảo quản. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi ong. Đồng thời, kết quả của nhiệm vụ góp phần phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố, tạo ra một sản phẩm xuất khẩu có tiềm năng mang lại kinh tế và sức khỏe cho cộng đồng. 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.