Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 24661
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Nghiên cứu công nghệ, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị chuyên dùng thu gom, thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh (12/05/2025)

Theo số liệu của Cục thú y Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn việc tiêu hủy gia súc, gia cầm chủ yếu là đào hố chôn lấp, trong quá trình chôn có phủ vôi bột và một số hóa chất khủ trùng, việc tiêu hủy theo phương pháp chôn lấp gây ảnh hưởng mội trường nước, vi rút gây bệnh chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Nếu việc chôn lấp, tiêu hủy không đúng qui trình thì vi rút, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong môi trường đất, nước và như vậy mần bệnh vẫn còn, nguy cơ bệnh Dịch tái phát lại là rất cao. Mặt khác, quỹ đất dùng để chôn lấp xác động vật bị dịch bệnh ở nhiều địa phương khó khăn, nên nhiều địa phương người dân vứt xác động vật xuống sông, xuống mương nước, ra đường đi, gây ô nhiễn môi trường, từ đó dịch có nguy cơ ngày càng lan rộng

Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc các hệ thống thiết bị chuyên dùng để thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, khử trùng gia súc gia cần bị dịch bệnh đã được nghiên cứu, hoàn thiện, và đã được sử dụng rộng rãi trong thực tế cho hiệu quả phòng chống dịch bệnh cao. Khi dịch bệnh mới bùng phát, quy mô nhỏ thì xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh hoặc nghi bị dịch bệnh được cho vào hệ thống thiết bị tiêu hủy để tránh lây lan rộng, trong trường hợp dịch bệnh phát triển rộng, số lượng xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh lớn thì sử dụng hệ thống xử lý xác gia súc gia cầm làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Từ đó dịch bệnh được khoanh vùng và khống chế nhanh, đồng thời kiểm soát được lây lan dịch bệnh.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thiết bị chuyên dùng vận chuyển lợn, gia cầm bị dịch bệnh theo đúng yêu cầu của tổ chức Thú y thế giới, chưa có hệ thống thiết bị xử lý, tiêu hủy xác động vật mà chủ yếu chôn lấp, chưa có thiết bị chuyên dùng để khử trùng, tiêu độc đáp ứng yêu cầu. Trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, do vậy việc phòng, chống dịch là rất cần thiết, trong đó hệ thống thiết bị chuyên dùng để thu gom vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, tiêu độc khử trùng là rất cần thiết và cấp bách, có được hệ thống thiết bị đạt yêu cầu của tổ chức Thú y thế giới thì sẽ góp phần phòng, khống chế được dịch bệnh gia súc gia cầm. Để có được hệ thống thiết bị chuyên dùng nói trên cần thiết phải đầu tư nghiên cứu, thiết kế chế tạo cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Từ thực tiễn yêu cầu, năm 2021 Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Trường Đại học Lâm nghiệp chủ trì đề tài độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị chuyên dùng thu gom, thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh”, TS. Hoàng Sơn làm chủ nhiệm.

A person in a blue suit and a dog lying on a blue box

AI-generated content may be incorrect.

Khảo nghiệm bàn nâng gia súc lên thùng chứa.

Trong thời gian qua, các nghiên cứu về công nghệ và thiết bị thiêu hủy gia súc gia cầm bị dịch bệnh trên thế giới đã được thực hiện khá đầy đủ và toàn diện. Các kết quả nghiên cứu này có thể tham khảo áp dụng vào trong nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiêu hủy gia súc gia cầm bị dịch bệnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài cấp nhà nước, cấp bộ nghiên cứu về lò đốt rác thải sinh hoạt và chất thải rắn y tế. Kết quả nghiên cứu đã được áp dụng vào thực tế ở một số địa phương, song các nghiên cứu về công nghệ và hệ thống thiết bị thiêu hủy gia súc gia cầm bị dịch bệnh còn rất hạn chế. Hiện chưa có hệ thống thiết bị thiêu hủy xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh được công bố và ứng dụng trong thực tế. Nghiên cứu cũng cho thấy, công nghệ và thiết bị thu gom, vận chuyển và tiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh ở Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, không có hệ thống thiết bị chuyên dùng để thu gom, vận chuyển, tiêu hủy, vi rút, vi khuẩn không được tiêu diệt 100%, gây ô nhiễm môi trường, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm hiện nay.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển, khử trùng và thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh bằng thiết bị chuyên dùng được nhóm nghiên cứu thực hiện. Trong đó, công nghệ thu gom vận chuyển xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh gồm các công đoạn: Di chuyển thiết bị chuyên dùng thu gom vào chuồng trại chăn nuô, đồng thời xử lý gia súc, gia cầm dịch bệnh nếu còn sống; Đưa xác gia súc, gia cầm đã chết lên thiết bị chuyên dùng thu gom; Di chuyển thiết bị CD thu gom có xác gia súc, gia cầm đến điểm tập kết; Đưa xác gia súc, gia cầm vào bộ phận chứa của xe chuyên dùng vận chuyển; Đưa xác gia súc, gia cầm vào thùng xe chuyên dùng vận chuyển; Đóng kín thùng chứa xác gia súc, gia cầm xe vận chuyển; Tiêu độc khử trùng bên ngoài xe vận chuyển; Di chuyển xe vận chuyển đến địa điểm thiêu huỷ hoặc tiêu huỷ. Công nghệ phun tiêu độc, khử trùng xe thu gom, vận chuyển, hệ thống thiết bị thiêu hủy để không phát tán vi rút ra môi trường gồm: Thuốc khử trùng trong chăn nuôi; Pha dung dịch cho vào thùng chứa trên xe chuyên dùng; Thiết bị phun khử trùng trên xe chuyên dùng; Phun vào xe thu gom xác gia súc bị dịch bệnh; Phun vào xe vận chuyển xác gia súc bị dịch bệnh; Phun vào hệ thống băm chặt xác gia súc bị dịch; Phun vào hệ thống thiêu hủy xác gia súc bị dịch bệnh. Công nghệ thiêu hủy xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh gồm: Đưa xác gia súc, gia cầm vào băng tải hệ thống thiêu hủy; Băng chặt xác gia súc thành mảnh; Đưa xác gia súc (đã băm chặt), gia cầm vào lò đốt; Đốt xác gia súc, gia cầm trong lò đốt áp suất âm (lò đốt cấp I); Đốt lại khí thải, khói thải chưa cháy hết (lò đốt cấp II); Thu hồi tro, bụi; Làm mát khí đốt, khói; Lọc khói, khí thải; Xả khí thải đạt tiêu chuẩn ra môi trường.

Từ những nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề tài tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị chuyên dùng thu gom, vận chuyển, khử trùng và làm chết gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, trong đó đã tính toán thiết kế và chế tạo xe thu gom xác gia súc từ chuồng trại chăn nuôi đến vị trí đưa lên xe vận chuyển với các chỉ tiêu trọng tải 300kg, chiều dài xe 1m, chiều rộng 0,5±0,8m, chiều cao 0,8m, nguồn động lực (ắc quy hoặc động cơ xăng) 1-2kW. Từ kết quả điều tra khảo sát về tình hình trang thiết bị thu gom lợn bị dịch bệnh tại Việt Nam cho thấy, cần phải thiết kế chế tạo thiết bị thu gom đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với trang trại có kích thước chuồng trại, nâng cao mức độ cơ giới hóa (hạn chế tiếp xúc trực tiếp lợn bị dịch) và có giá thành phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. Với kết quả nghiên cứu mô hình các trang thiết bị trên thế giới, nghiên cứu lựa chọn nguyên lý thiết bị thu gom cơ giới sử dụng ru lô cuốn với nguồn cấp là ắc quy. Mô hình cấu tạo của xe chuyên dùng vận chuyển xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh gồm: Thùng chứa xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh; Tấm gạt xác gia súc gia cầm vào trong thùng; Hệ thống bàn nâng xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh vào thùng chứa; Hệ thống nâng thùng chứa để đổ xác gia súc vào hệ thống băm chặt; Hệ thống xi lanh đóng cửa thùng chứa; Khoang chứa máy phát điện, hệ thống phun tiêu độc khử trùng chuồng trại; Tấm bảo vệ nóc thùng chứa. Tính toán thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị bệnh gồm các bộ phận: Phễu chứa xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh; Vận thăng đưa xác gia súc lên vị trí băm chặt; Băng tải đưa xác gia súc vào vị trí băm; Băng tải đưa xác gia súc sau băm vào lò đốt; Dao băm; Lò đốt cấp I; Lò đốt cấp II; Xyclo lọc bụi; Ống khói; Hệ thống xử lý khí thải lò đốt.

Khảo nghiệm hệ thống thiết bị chuyên dùng thu gom, vận chuyển, khử trùng và thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh tại xã Xương Thịnh, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; và phường An Lạc, phường Tân Dân, phường Văn Đức, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là những địa điểm có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, số lượng đàn lợn lớn, những địa phương này trước đây là tâm dịch tả lợn Châu Phi. Đề tài tiến hành đo thông số điện áp đầu vào và đầu ra, sau đó tiến hành chích điện làm chết gia súc. Các thông số kỹ thuật của hệ thống chích điện làm chết gia súc gia cầm đạt yêu cầu so với thiết kế, hệ thống hoạt động ổn định, an toàn cho người vận hành, dễ sử dụng, hiệu quả cao, năng suất cao. Khảo nghiệm xe thu gom vận chuyển từ chuồng trại đến xe vận chuyển cho kết quả xe hoạt động ổn định. Việc đưa xác gia súc gia cầm lên xe vận chuyển và đưa xuống bàn nâng bằng cơ giới hóa, giảm nhẹ sức lao động của công nhân, công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh. Khảo nghiệm xe chuyên dùng thu gom, vận chuyển, khử trùng xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, nhóm nghiên cứu nhận thấy ưu điểm lớn nhất của thiết bị này là thùng chứa xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh kín không phát tán vi rút vi khuẩn ra môi trường, không lây lan dịch bệnh. Đồng thời trên xe tích hợp hệ thống đưa xác gia súc, gia cầm lên xuống xe bằng cơ giới hóa, điều khiển từ xa, từ đó giảm nhẹ sức lao động của công nhân, người vận hành thiết bị không tiếp xúc trực tiếp với gia súc gia cầm bị dịch bệnh nên giảm nguy cơ lây bệnh từ gia súc gia cầm sang người. Xe chuyên dùng thu gom, vận chuyển, khử trùng xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh được tích hợp hệ thống phun tiêu độc khử trùng trên xe, điều khiển từ xa, dây phun dài, từ đó có thể phun tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi và thiết bị vận chuyển, không làm lây lan dịch bệnh và góp phần khoanh vùng khống chế dịch bệnh được kịp thời nhanh chóng.

Khảo nghiệm hệ thống thiết bị thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh trên cơ sở  khảo nghiệm hệ thống thiết bị thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh (Chỉ tiêu hoạt động ổn định của các bộ phận cơ khí trong hệ thống; Chỉ tiêu linh hoạt của hệ thống; Chỉ tiêu an toàn của hệ thống khi gặp sự cố; Chỉ tiêu tự động hóa quá trình vận hành; Chỉ tiêu về năng suất; Chỉ tiêu về nhiệt độ lò đốt; Chỉ tiêu về tỷ lệ tro còn lại sau thiêu hủy; Chỉ tiêu về mức tiêu thụ nhiên liệu; Chỉ tiêu công suất động cơ của hệ thống xử lý khí thải; Chỉ tiêu khí thải ra môi trường); khảo nghiệm xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống thiết bị thiêu hủy xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh cho kết quả các thông số kỹ thuật của hệ thống thiêu hủy đạt và vượt yêu cầu. Nghiên cứu cũng xây dựng mô hình ứng dụng kết quả của đề tài vào thực tiễn. Địa điểm xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ Hà Nội, xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ, Hà Nội - nơi tập trung nhiều trang trại chăn nuôi, có tổng đàn lợn lớn nhất huyện Chương Mỹ và thường xuyên phát sịnh dich bệnh. Kết quả vận hành mô hình đã tính toán được chi phí thiêu hủy và hiệu quả kinh tế, môi trường khi áp dụng kết quả của đề tài vào thực tiễn. Từ kết quả xây dựng mô hình có thể nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.

Với kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị chuyên dùng thu gom vận chuyển tiêu độc khử trùng, thiêu hủy xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh. Công nghệ và hệ thống thiết bị chuyên dùng có nhiều ưu điểm so với công nghệ chôn lấp hiện đang sử dụng đó là: tỷ lệ cơ giới hóa cao, người công nhân không phải tiếp súc trực tiếp với xác gia súc gia cầm bị dịch bệnh, năng suất thiêu hủy cao, vi rút vi khuẩn không phát tán ra môi trường và được tiêu diệt hoàn toàn, không tốn diện tích đất để chôn lấp, khí thải lò đốt đạt qui chuẩn quốc gia về môi trường, tiêu hao năng lượng đốt thấp, cho phí thiêu hủy thấp hơn chi phí chôn lấp.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng./.