Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 18144 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất lúa Vĩnh Hòa (VH1) và Hồng Hương (ĐT128) tại Hải Phòng (13/11/2023)
Lúa Vĩnh Hòa (VH1) và Hồng Hương (ĐT128) là giống lúa cho chất lượng gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều khoáng chất quý. Sản phẩm gạo của giống lúa này được người tiêu dùng chấp nhận dù giá thành thường cao gấp 1,5-2 lần so với gạo thông thường. Để hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa VH1 và ĐT128 theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với điều kiện Hải Phòng, TS Trần Nam Trung - Viện trưởng Viện Sinh Nông, trường Đại học Hải Phòng đã hoàn thành đề tài Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất lúa Vĩnh Hòa (VH1) và Hồng Hương (ĐT128) tại Hải Phòng với việc nghiên cứu về thời vụ gieo trồng, kỹ thuật bón phân, mật độ cấy, phương thức gieo cấy, kỹ thuật phòng trừ dịch hại..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tếtrong sản xuất 02 giống lúa. Đề tài được Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu đề tài vào tháng 8/2023.
Đại diện Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng.
Bên cạnh tổng hợp tài liệu, thông tin trong và ngoài nước, tại địa phương, các nghiên cứu có liên quan đến tình hình nghiên cứu, sản xuất, chất lượng lúa VH1, ĐT18,Ban chủ nhiệm cũnglựa chọn địa điểm nghiên cứu và xây dựng quy trình canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng sản xuất quy hoạch chuyên canh lúa tại xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng. 16 nghiên cứu thực nghiệm trên diện tích từ 180-270 m2/giống/vụ về biện pháp kỹ thuật gồm: thời vụ gieo cấy, mật độ cấy, công thức bón phân, phương thức gieo cấyđể xây dựng quy trình sản xuất lúa VH1 và ĐT18 trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2022. Kết quả đã xác định được mật độ cấy thích hợp cho lúa giống VH1 tại vụ Xuân cấy bằng taylà 30 khóm/m2, trong khi vụ Mùa là 25 khóm/m2. Ở cả 2 vụ, khoảng cách cấy bằng tay là 30x12cm, cấy 2-3 dảnh cơ bản/khóm; khi cấy bằng máy, mật độ cấy từ22-25 khóm/m2, khoảng cách 30x11-15 cm, 1-2 dảnh cơ bản/khóm.
Một số hình ảnh triển khai thí nghiệm vụ Xuân năm 2022.
Với giống ĐT18, tại vụ Xuân, mật độ cấy tay là 35 khóm/m2, trong khi vụ Mùa là 30 khóm/m2; khoảng cách cấy tay vụ Xuân là 30x11 cm, vụ Mùa là 30x12 cm; số dảnh cơ bản ở cả 2 vụ là 1-2 dảnh/khóm. Với cấy máy, 2 vụ đều cấy mật độ 22-25 khóm/m2, khoảng cách 30x13-15cm, số dảnh cơ bản/khóm là 1-2 dảnh.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định thời vụ gieo mạ thích hợp cho lúa VH1 và ĐT18 với vụ Xuân từ 15-20/1, vụ Mùa từ 20-25/6; thời vụ cấy vụ Xuân từ 5-10/2, vụ Mùa từ 1-10/7 với tuổi mạ đạt 2,5-3 lá. Nghiên cứu cũng chỉ ra phương thức cấy bằng tay hoặc bằng máy đều cho năng suất như nhau, đồng thời xác định được liều lượng phân bón thích hợp cho 2 giống lúa.
Cùng với các nghiên cứu trên, đề tài đề xuất được 02 quy trình kỹ thuật sản xuất lúa VH1 và ĐT18 trong vụ Xuân, vụ Mùa theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với điều kiện Hải Phòng gồm các kỹ thuật liên quan tới giống lúa (kỹ thuật áp dụng ngâm, ủ hạt giống, gieo và chăm sóc mạ); kỹ thuật canh tác và chăm sóc lúa (làm đất, xác định thời vụ cấy, tuổi mạ, mật độ và khoảng cách, kỹ thuật cấy); bón phân; kỹ thuật điều tiết nước; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Việc thực nghiệm quy trình và hoàn thiện 02 mô hình sản xuất lúa VH1 và ĐT18 theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hải Phòng đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với năng suất thực thu đạt từ 5,23-5,54 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế, tổng thu từ mô hình sản xuất VH1, ĐT 128 cao hơn giống lúa đối chứng J02 từ 26,79-32,46 triệu đồng/ha, tương đương 39,8-48,3%.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển sản xuất mở rộng một số vùng sản xuất lúa chất lượng, lúa hàng hóa, liên kết chuỗi tiêu thụ có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của Hải Phòng. Mô hình sản xuất 2 giống lúa có thể ứng dụng trực tiếp vào thực tế sản xuất cho các hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo trên địa bàn thành phố, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế xác lập hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá, giám sát... (30/10/2024)
- Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống sò huyết Anadara granosa trong ao (28/10/2024)
- Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh... (25/10/2024)
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ số hóa đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh... (23/10/2024)
- Một số giải pháp chính sách thực hiện chiến lược kinh tế biển xanh trong xây dựng... (21/10/2024)
- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật PCR đa mồi (multiplex PCR) để phát hiện nhanh một... (18/10/2024)