Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 53598
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Nghiên cứu thành công mô hình pha sơn tự động (03/10/2014)

Nhóm tác giả Nguyễn Minh Sự và Phạm Quang Thành thuộc Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc đã nghiên cứu thành công công trình “mô hình pha sơn tự động”.

Mô hình pha sơn tự động

 

Theo nhóm tác giả, hiện nay, đa số việc pha màu sơn trên thị trường đều thực hiện bằng phương pháp thủ công, độ chính xác không cao dẫn đến sản phẩm sản xuất ra đôi khi không theo mong muốn, lượng chế phẩm nhiều. Mô hình pha sơn tự động đã giải quyết được phần lớn các vấn đề này. 

Tác giả đã thiết kế khung mô hình có kích thước dài 1.000mm x rộng 800mm x cao 1.700mm chia thành 3 tầng. Tầng 1 kích thước 1.000mm x rộng 800mm x cao 800mm, làm gá đỡ bể chứa nước thải, bể chứa nước sạch, bể chứa liệu 1, bể chứa liệu 2 và 3, bể chứa thành phẩm. Tầng 2 kích thước 1.000mm x rộng 800mm x cao 1.800mm, làm gá đỡ cho cả bình đựng liệu 1, 2 và 3, bình trộn sơn, 2 van điện tử, 3 van động cơ bơm. Tầng 3 kích thước 1.000mm x 800mm x 500mm, làm gá đỡ cho panel điều khiển.  

Mô hình pha sơn tự động được đánh giá là một nghiên cứu mới, có tính kỹ thuật cao, có thể ứng dụng tốt trong dạy học, được áp dụng lần đầu tiên tại Nghệ An. Sử dụng mô hình này sẽ đem lại độ chính xác cao trong pha màu, tiết kiệm chế phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà xây dựng, phân phối, sản xuất sơn. Khi đưa mô hình vào sử dụng thực tế, lợi nhuận ước tính sẽ đạt trung bình từ 300 – 350 triệu/năm.

Mặt khác, khi ứng dụng mô hình này, quá trình pha sơn đều được tự động điều khiển. Người pha sơn không cần trực tiếp tiếp xúc với sơn, đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, giảm tối đa lượng phế phẩm sơn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do lượng phế phẩm này mang lại. 

Công trình hiện đang được áp dụng tại Công ty Sơn ATN Việt Nam và một số xưởng sản xuất sơn khác. Đồng thời, được áp dụng làm mô hình dạy học tại khoa Điện công nghiệp – Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc. Mô hình này có thể được nhân rộng trong tất cả các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất sơn trên cả nước. 

Được biết, với những ưu điểm nói trên, mô hình này đã nhận được giải Ba, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An năm 2013.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn