Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 6854 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Nghiên cứu ứng dụng chỉ số đánh giá độ đau trong gây mê cân bằng ở các bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (13/09/2023)
Trên thế giới, việc ứng dụng chỉ số đánh giá độ đau trong gây mê cân bằng để hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau đã và đang trở nên thường quy, tuy nhiên ở Việt Nam cũng như tại Hải Phòng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng chỉ số đánh giá độ đau trong gây mê cân bằng ở các bệnh nhân được phẫu thuật, năm 2019 Bệnh viện Việt Tiệp đã chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố: “Nghiên cứu ứng dụng chỉ số đánh giá độ đau trong gây mê cân bằng ở các bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp”, đề tài do PGS.TS Cao Thị Bích Hạnh làm chủ nhiệm, được Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá, nghiệm thu vào tháng 4 năm 2021, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá xuất sắc,
Gây mê lâm sàng là hình thức gây mê phổ biến ở tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, gây mê lâm sàng không định lượng chính xác được độ đau của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Trong khi đó, gây mê cân bằng với việc ứng dụng các chỉ số đánh giá độ đau SPI và qNOX, có thể phản ánh được khả năng đáp ứng với kích thích độc hại của người bệnh trong quá trình gây mê. Đây cũng là biện pháp xác định được độ đau của bệnh nhân, từ đó đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời bằng cách bổ sung thuốc giảm đau đúng thời điểm, giúp giảm tác dụng phụ, giảm tình trạng đau cho bệnh nhân, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phẫu thuật và phục hồi của người bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện trong 15 tháng, thử nghiệm 02 quy trình ứng dụng và 02 chỉ số đánh giá độ đau là SPI và qNOX trên 315 bệnh nhân chọn ngẫu nhiên được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, đảm bảo tính khoa học. Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 sử dụng thuốc giảm đau fentanyl 2mcg/kg/giờ, nhóm 2 sử dụng thuốc giảm đau theo hình thức bolus dưới hướng dẫn của SPI và nhóm 3 sử dụng fentanyl theo hướng dẫn của qNOX. Kết quả cho thấy:
- Tương quan giữa chỉ số đánh giá độ mê qCON với nồng độ đích tại não (Ce) của propofol khi sử dụng fentanyl là mối tương quan tuyến tính nghịch, mạnh và rất chặt: qCON với Ce tương quan tuyến tính nghịch, mạnh và rất chặt chẽ với r = 0,91 và p<0,05; mức phẫu thuật (mức C) có Ce-propofol cao nhất và qCON thấp nhất trong 3 mức mê; mức tỉnh táo (mức A) có Ce-propofol thấp nhất và qCON cao nhất trong 3 mức mê; tại thời điểm đặt nội khí quản (T3) có Ce-propofol cao nhất và qCON thấp nhất trong 12 thời điểm nghiên cứu; xác suất tiên đoán độ mê của qCON với nồng độ đích propofol (Ce) theo phân loại của Martorano cao, Pk = 0,8525 ± 0,0045; độ nhạy, độ đặc hiệu của qCON trong xác định mức tỉnh và mức mê theo phân loại độ mê của Martorano khi gây mê kiểm soát nồng độ đích tại não của propofol đều đạt trên 90%.
- Xác định đặc tính hiệu lực của chỉ số SPI trong đánh giá đau: xác xuất tiên đoán độ đau của SPI cao với Pk = 0,8961 ± 0,0165; độ nhạy, độ đặc hiệu của SPI trong xác định độ đau lần lượt là 95,00 và 86,14; diện tích dưới đường cong ROC của SPI là 0.93 với p < 0,001, điểm uốn J = 40,5; giá trị SPI thu được của nhóm II – SPI (sử dụng Fentanyl theo hướng dẫn của SPI, 2 µg/kg khi SPI > 50) có mức phẫu thuật có giá trị SPI thấp hơn trong 3 mức mê, trong đó thời điểm T3 – ngay trước khi đặt ống nội khí quản có giá trị SPI là thấp nhất, mức tỉnh táo có giá trị SPI cao hơn trong 3 mức mê trong đó thời điểm T12 – ngay sau khi rút ống nội khí quản giá trị SPI là cao nhất.
- Xác định đặc tính hiệu lực của chỉ số qNOX trong đánh giá đau: xác xuất tiên đoán độ đau của qNOX cao với Pk = 0,9461 ± 0,0131; độ nhạy, độ đặc hiệu của qNOX trong xác định độ đau lần lượt là 93,33 và 95,90; diện tích dưới đường cong ROC của qNOX là 0,97 với p < 0,001, điểm uốn J = 52,5; giá trị qNOX thu được của nhóm III – qNOX (sử dụng fentanyl theo hướng dẫn của SPI, 2 µg/kg khi SPI > 50) có mức phẫu thuật có giá trị qNOX thấp hơn trong 3 mức mê, trong đó thời điểm T3 – ngay trước khi đặt ống nội khí quản giá trị qNOX là thấp nhất, mức tỉnh táo có giá trị qNOX cao hơn trong 3 mức mê, trong đó thời điểm T12- ngay sau khi rút ống nội khí quản giá trị qNOX là cao nhất.
- Không có sự khác biệt về tần số tim giữa các nhóm ở các thời điểm tại ba mức mê A, B, C (p> 0,05).
- Thời gian phẫu thuật, thời gian khởi mê và đặt ống nội khí quản khác biệt không có ý nghĩa giữa các nhóm nghiên cứu (p> 0,05); thời gian gây mê, thời gian thoátt mê, thời gian rút nội khí quản và thời gian Aldrete của nhóm I dài hơn có ý nghĩa so với nhóm II và nhóm III (p<0,05).
- Lượng fentanyl dùng trong gây mê của nhóm I cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm II và nhóm III (p<0,05); nhóm I – sử dụng fentanyl 2 µg/kg/giờ có số lượng bệnh nhân buồn nôn, nôn sau mổ nhiều hơn nhóm II – sử dụng fentanyl theo hướng dẫn của SPI và nhóm III – sử dụng fentanyl theo hướng dẫn của qNOX.
Phân tích và so sánh sự khác biệt giữa các kết quả thu được của 3 nhóm, các tác giả đã xây dựng và hoàn thiện được 2 quy trình đánh giá độ đau trong gây mê cân bằng, xác định được điểm mà tại đó cần bổ sung thuốc giảm đau (với chỉ số SPI là 40,5; chỉ số qNOX là 52,5).
Chỉ số đánh giá độ đau trong gây mê SPI hoặc qNOX là thiết bị đáng tin cậy và khách quan giúp cho người bác sỹ gây mê có thể sử dụng thuốc giảm đau một sách hợp lý và chính xác, tránh lãng phí do điều chỉnh thừa hoặc không đủ liều lượng thuốc giảm đau.
Cơ quan chủ trì cũng đề xuất kiến nghị sớm được nhà nước trang bị những máy mê hiện đại có trang bị module phân tích điện não số hóa để đánh giá độ mê, module SPI để đánh giá độ đau trong gây mê, module TOF để đánh giá độ giãn cơ trong quá trình phẫu thuật nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn tốt nhất của một cuộc gây mê cân bằng. Theo đó, đề tài có khả năng nhân rộng cao tại các cơ sở y tế có trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đồng với Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, tính mới, tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn lớn.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế xác lập hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá, giám sát... (30/10/2024)
- Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống sò huyết Anadara granosa trong ao (28/10/2024)
- Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh... (25/10/2024)
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ số hóa đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh... (23/10/2024)
- Một số giải pháp chính sách thực hiện chiến lược kinh tế biển xanh trong xây dựng... (21/10/2024)
- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật PCR đa mồi (multiplex PCR) để phát hiện nhanh một... (18/10/2024)