Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5590
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Những biện pháp phòng bệnh cho cây hoa cúc (13/01/2021)

             Hiện nay, với thời tiết giá lạnh, nắng, mưa thất thường, cây hoa cúc sẽ dễ bị một số loại sâu bệnh tấn công gây hại. Vì vậy, người trồng cúc cần phải đặc biệt chú ý, “bắt đúng bệnh” để việc phòng trừ có hiệu quả. Sau đây, Bản tin Khoa hoc và Công nghệ phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới xin giới thiệu tới bà con một số loại sâu bệnh phổ biến ở hoa cúc và biện pháp phòng bệnh.

1. Đối với bọ trĩ, sâu xanh, sâu khoang

- Bọ trĩ chích hút nhựa ở phần lá non và hoa, làm biến dạng lá tạo nên những vết sẹo trên lá có dạng như vết bỏng, dẫn đến giảm khả năng quang hợp của cây, khiến cây bị còi cọc không phát triển được, hoặc làm mất màu sắc của hoa dẫn đến mất giá trị thẩm mỹ và hoa không đạt chất lượng. Khi bọ mới phát sinh gây hại, cần thường xuyên tưới phun nước cho cây; sử dụng bẫy dính màu vàng để tiêu diệt trưởng thành bọ trĩ hoặc sử dụng thuốc Dinotefuran (Oshin 100SL) để phòng trừ.

-  Sâu xanh là loài sâu đa thực, chúng thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. Để phòng trừ, bà con cần luân canh với một số cây trồng khác họ; Về biện pháp hóa học, hiện nay thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu xanh trên cây hoa cúc. Do đó, bà con có thể tham khảo sử dụng một số hoạt chất như: Abamectin, Cypermethrin, Bacillus thuringiensis.

- Sâu khoang, khi mới nở sống tập trung ở mặt dưới lá hoặc trên hoa, ăn biểu bì lá non. Khi bị khua động chúng bò ra xung quanh mặt lá hoặc nhả tơ dong mình xuống đất. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá và đục rỗng bông hoa cúc. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu khoang trên cây hoa cúc. Vì vậy, bà con có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: Abamectin, Abamectin+ Bacillus thuringiensis var.kurstaki, Abamectin+Chlorfluazuron, Abamectin+Emamectin benzoate.

2. Đối với bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen do nấm gây nên, nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ gây ra hiện tượng “tuột lá chân”; bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra.

 - Bà con cần theo dõi thời tiết, nếu như dự báo thời tiết sắp có mưa, phải phun ngay một số loại thuốc gốc đồng để phòng bệnh này.

- Bệnh đốm đen thường phát sinh gây hại từ những lá già ở phần gốc cây trước, nên bà con phải thu gom và đốt hoặc chôn lấp những lá héo, rụng, những lá có đốm bệnh để tránh lây lan.

            Để phòng, trị bệnh đốm đen, cần chon lọc các giống cúc ít nhiễm bệnh để trồng; luân canh cây trồng; tăng cường chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm đen hại hoa cúc. Bà con có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất Chlorothalonil, Azoxystrobin.

3. Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần làm tốt các biện pháp sau đây:

- Trước hết, bà con dùng các biện pháp phòng bệnh như: chọn cây giống sạch bệnh; tránh tổn thương cơ giới (ghim tre phải được nhúng qua nước vôi để sát khuẩn trước khi cắm vào chậu để định hình cây).

- Nhổ bỏ cây bị bệnh và tưới thuốc gốc đồng vào chỗ đất của gốc cây bệnh để tránh lây lan sang các cây khác

- Sử dụng thuốcOxytetracycline+Streptomycin (Miksabe 100WP) để phòng trừ ./.

PV tổng hợp