Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 32536 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và đời sống
Những điều cần tránh khi đang mắc bệnh sốt xuất huyết (27/08/2019)
Sốt xuất huyết không chỉ là căn bệnh nguy hiểm với trẻ em mà ngay cả với người lớn. Sự chủ quan đối với sức khỏe của bản thân cũng như không tuân thủ đúng quy trình chữa bệnh là những nguyên nhân trực tiếp khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu ở các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta, bệnh có thể hoành hành quanh năm, nhưng bùng phát thành dịch lớn và diễn biến phức tạp nhất là vào mùa mưa - mùa sinh sản cao điểm của muỗi.
1. Muỗi vằn là nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) gây nên. Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm vi-rút Dengue, sau đó vi-rút này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết thường thấy ở người bệnh
Thể bệnh nhẹ:
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, xung huyết ở lỗ chân lông.
Thể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo:
- Xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen.
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người rũ rượi, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp),… nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
3. Những điều cần tránh khi đang mắc phải sốt xuất huyết
Bên cạnh việc phòng ngừa dịch bệnh, công tác chữa trị cho người bệnh cũng cần được quan tâm và tuân thủ các bước nghiêm túc. Nhờ đó, người bệnh mới hồi phục nhanh chóng, tránh được những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế lây lan cho những người xung quanh.
Để người bệnh được điều trị thuận lợi và mau hồi phục, tuyệt đối tránh làm những điều sau đây:
Hạ sốt dồn dập
Lo lắng khi thấy người bệnh sốt cao nên người nhà thường muốn giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, vì là bệnh do vi-rút nên nhiệt độ sau khi hạ xong lại tiếp tục tăng trở lại.
Trong quá trình điều trị, cần tránh thực hiện các biện pháp hạ sốt cấp tốc vì sẽ có nguy cơ tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
Ra nơi có gió to, tắm nước lạnh
Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và kéo dài vài ngày. Bệnh nhân cần ở nhà nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm. vì nước lạnh có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch trong nội tạng dễ dẫn đến tử vong.
Sử dụng phương pháp dân gian để chữa bệnh
Cạo gió, xông hơi hoặc những phương pháp dân gian, truyền miệng,… đều chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong thực tiễn. Vì vậy, không nên tùy tiện áp dụng các biện pháp trên đối với người bệnh để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Nguồn: Báo Sức khỏe đời sống
- Sự im lặng: Vũ khí bí mật để tăng cường sức mạnh não bộ (23/06/2025)
- Đổi mới phương thức giáo dục phổ thông, ứng dụng AI trong môn khoa học xã hội (12/06/2025)
- Giấc ngủ chất lượng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng (27/05/2025)
- Protein bảo vệ thúc đẩy tái mọc tóc ở người trưởng thành (12/05/2025)
- Tinh dầu bách xanh ở Pù Hoạt hé lộ tiềm năng quý trong y học và bảo tồn (29/04/2025)
- Hạn chế sử dụng điện thoại thông minh trong 03 ngày có thể làm thay đổi hoạt động... (16/04/2025)