Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2496
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Những sai lầm trong bữa sáng ảnh hưởng tới sức khỏe (10/09/2019)

            Bữa ăn sáng rất quan trọng với sức khỏe, nhưng không ít người đã sai lầm trong cách ăn sáng khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Sau đây là những sai lầm phổ biến:

1. Ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy: Sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để xử lý và hấp thụ nốt phần ăn đó. Vì vậy, khi ngủ dậy, nên vận động, nghỉ ngơi và ăn sáng sau đó khoảng 20-30 phút.

2. Ăn sáng quá muộn: Ăn sáng muộn khiến cho mất cảm giác ngon miệng và cơ thể không hấp thu hết được những dưỡng chất có trong thực phẩm, gây rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể. Tốt nhất nên ăn sáng trước 9 giờ.

 3. Ăn sáng quá ít: Một số người chỉ ăn bữa sáng với một hộp sữa chua hoặc ít hoa quả trộn. Nên nhớ, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nếu ăn sáng quá ít, có thể khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Điều này không những đe dọa khả năng tập trung làm việc mà còn có thể gây rối loạn trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn sáng lành mạnh cần chứa đủ các dưỡng chất nhưng không vượt quá 450 calo. 

4. Ăn thức ăn lạnh: Dù là mùa hè cũng không nên ăn thức ăn lạnh vào bữa sáng. Buổi sáng, cơ thể (bao gồm cơ bắp, thần kinh, mạch máu) đang ở trạng thái co lại, nếu ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông... ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến táo bón, giảm sức đề kháng của cơ thể.

5. Ăn sáng quá no: Một bữa ăn sáng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nạp năng lượng trước khi bắt tay vào làm việc. Nhưng việc ăn quá nhiều thức ăn vào bữa sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy, tốt nhất nên đặt ra lượng calo vừa đủ cho cơ thể để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với mình.

6. Uống nhiều cà phê hoặc chè vào bữa sáng: Một tách cà phê hoặc chè có thể giúp thúc đẩy tâm trạng và tăng sự trao đổi chất của bạn, nhưng không nên uống quá nhiều. Cafein có trong cà phê, trà sẽ kích thích sản xuất hormon gây stress trong cơ thể, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn khiến ăn nhiều, tăng cân. Đồng thời, cafein còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng đến dạ dày.

7. Vừa đi vừa ăn: Để tiết kiệm thời gian, không ít người có thói quen vừa đi vừa ăn hoặc ăn trong lúc chờ xe buýt... Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bị chứng đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đau bụng.

8. Ăn sáng bằng thức ăn nhanh: Nếu thường xuyên ăn sáng với thức ăn nhanh, cơ thể sẽ bị thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng lại dư thừa năng lượng và chất béo, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…

Nguồn: Khoahoc.tv