Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 1562 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Nước sôi không tạo bong bóng (27/09/2012)
Nhúng ngón tay của bạn vào xô nước và sau đó nhanh chóng nhúng vào chì nóng chảy, bạn sẽ không bị bỏng nhờ có lớp hơi nước cách điện hình thành xung quanh ngón tay. Các khoa học ở Ả Rập và Ôxtrâylia đã khai thác hiện tượng được gọi là hiệu ứng Leidenfrost này để đun sôi nước mà không tạo bong bóng.
Các nhà nghiên cứu đã phủ lên quả bóng thép lớp mạ gương Glaco, vật liệu kỵ nước, cùng với một số hóa chất khác chống thấm nước. Do vậy, phía ngoài của quả cầu được chuyển đổi thành một dãy bề mặt mấp mô có kích thước nano với các rãnh sâu. Đốt nóng quả cầu ở nhiệt độ 400ºC và thả xuống nước ở nhiệt độ phòng làm cho nước sôi nhưng lại không sủi bong bóng. Nước gần quả cầu biến thành hơi nước bị mắc trong các rãnh trên bề mặt của quả cầu. Cuối cùng, dòng hơi nước này thoát ra và dòng hơi mới được tạo thành.
Bước đột phá mới có thể được ứng dụng để giảm kéo cho các tàu thủy hoặc ngăn chặn các vụ nổ bong bóng lớn trong phòng thí nghiệm hoặc bếp.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature.
Nguồn: NASATI
- Những xoáy nước lớn nhất thế giới (05/05/2025)
- Khám phá trí thông minh đáng nể của loài quạ về hình học (29/04/2025)
- Tại sao gà trống gáy vào buổi sáng? (21/04/2025)
- Phát hiện hai loài bọ xít mù ở Việt Nam (16/04/2025)
- Rùa khổng lồ nguy cấp gần 100 tuổi sinh con lần đầu (08/04/2025)
- Cheo cheo bạch tạng quý hiếm xuất hiện tại Hà Tĩnh (02/04/2025)