Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 66086 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Ong bốc bay và biện pháp xử lý (12/11/2018)
Ong chúa cùng toàn bộ ong thợ bỏ tổ bay đi nơi khác gọi là ong bốc bay
1. Nquyên nhân ong bốc bay
Ong sống dã sinh trong rừng thường hay di chuyển cả đàn đi nơi khác do nơi cũ thiếu thức ăn, điều kiện thời tiết khí hậu không phù hợp, nhiều thiên địch phá hoại … Đàn ong nuôi hiện nay vẫn còn mang nhiều tính dã sinh đó. Ong bốc bay có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là:
- Thuần hoá tính dã sinh chưa triệt để nên ong vẫn bốc bay theo mùa: mùa đông rét chúng bay về nơi ấm và ngược lại.
- Thiếu thức ăn, thiếu mật, phấn dự trữ trong bánh tổ.
- Không có con trong bánh tổ (trứng, ấu trùng, nhộng).
- Sâu bệnh, địch phá hoại đàn ong.
- Điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt: nóng, nắng, rét, khô hanh quá sức tự điều chỉnh của đàn ong.
- Bị tác độnq cơ giới: ồn ào, va chạm mạnh. hun khói, có mùi hôi thối, thuốc hoá học…
- Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho ong bốc bay vẫn là: trong tổ không có con ong, nếu có ít con thì đàn ong vẫn ổn định trừ trường hợp đặc biệt.
2. Hiện tượng ong bốc bay
- Khi sắp bốc bay, ong chúa ngừng đẻ trứng, cơ thể thon nhỏ lại.
- Đàn ong làm việc uể oải hoặc ngừng hẳn. Cửa tổ không có hoặc rất ít ong bảo vệ, quạt gió.
- Trước lúc bốc bay, ong ăn hết thức ăn trong tổ, sau đó ùn ùn ra khỏi tổ bay vút lên cao, phát ra âm thanh náo động, khi khoảng 1/3 ong thợ bay ra, ong chúa bay theo và đàn ong bay hết khỏi tổ.
3. Biện pháp xử lí đàn ong bốc bay
Đàn ong bốc bay không những ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn ong ấy, gây khó khăn cho người nuôi ong mà còn làm ảnh hưởng đến đàn ong khác cạnh đó, nên phải có biện pháp khắc phục và xử lí kĩ thuật ngay.
Biện pháp đề phòng:
- Đàn ong phải thường xuyên có ong chúa tốt, có sức đẻ trứng cao, liên tục chống chịu với mọi điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
- Chọn lọc, nhân giống từ những đàn ong, dòng ong đã được thuần hoá.
- Nuôi ở nơi có đầy đủ nguồn hoa chủ yếu là phấn hoa. Tổ ong phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, thoáng, không bị chấn động, không mùi hôi hắc…
- Thay ong chúa già yếu ở những thời vụ nhân giống bằng ong chúa trẻ khoẻ.
- Điều chỉnh toàn bộ đàn ong có thế đàn đồng đều; viện trợ cầu con cho những đàn chúa đẻ kém
- Cho ăn đầy đủ: các bánh tổ đều có mật dự trữ, tốt nhất là chuyển đàn ong đến nơi có nguồn hoa tự nhiên.
Xử lý khi đàn ong bốc bay:
- Khi thấy đàn ong chuẩn bị bốc bay, đóng cửa tổ lại mở cửa sổ cho thoáng; chiều tối kiểm tra đàn ong tìm nguyên nhân khắc phục.
-Nếu thiếu con phải viện trợ cầu con tương ứng để đàn ong có thể nuôi được, tránh tình trạng viện trợ cầu quá nhiều con, đàn không đủ sức nuôi, ong cắn phá sẽ lãng phí.
- Tiếp tục cho đàn ong ăn để ổn định.
- Nếu vị trí đặt không thích hợp phải chuyển tổ ra chỗ khác.
- Trường hợp bốc cả đàn ra khỏi tổ, ta dùng vật cản đường bay (tung đất nhỏ; khua sào dài có buộc giẻ vào chỗ chúng bay nhiểu) chờ nó tụ xuống nơi gần đó, dùng nón chuyên dùng bắt ong bốc bay để bắt chúng lại, khi bắt ong vào nón, cần để ong ở ngoài bay hết vào nón mới buộc túm vào màn nón sau đó treo vào chỗ mái. Đợi gần tối lấy một số cầu có thức ăn và cầu con ( đạc biệt cầu nhộng và ấu trùng lớn) dặt vào thùng. Cho ong vào, đậy nắp.
- Chuẩn bị thùng, ván ngăn, khoảng 19 giờ tối đổ ong vào thùng đã viện thêm cầu mới có đủ tiêu chuẩn, đuổi ong bám vào cầu viện. Cho ong ăn thêm. Hôm sau kiểm tra bên ngoài thấy ong đi lấy mật nhiều là đàn ong đã ổn định. Để yên tĩnh 2-3 ngày kiểm tra ong chúa.
- Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh chúa để khi ong chia đàn bốc bay không bay xa. Không được cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân cánh.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)