Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2317
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Phần lớn bề mặt đại dương sẽ đổi màu vào cuối thế kỷ 21 (06/03/2019)

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thay đổi lớn đối với thực vật phù du trong các đại dương trên thế giới. Theo một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), trong những thập kỷ tới, những thay đổi này sẽ tác động đến màu sắc của các đại dương, làm gia tăng các vùng biển có màu xanh lam và xanh lục. Các vệ tinh cần phát hiện những thay đổi màu sắc của đại dương để đưa ra cảnh báo sớm về những thay đổi trên diện rộng đối với hệ sinh thái biển. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

 

Một nghiên cứu mới của MIT cho thấy trong những thập kỷ tới, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của Đại dương, tăng các vùng màu xanh lam và màu xanh lục. Ảnh: NASA Earth Observatory.

 

Nhóm nghiên cứu đã lập một mô hình toàn cầu mô phỏng sự phát triển và tương tác của nhiều loài thực vật phù du khác nhau hoặc tảo và sự kết hợp của các loài tại nhiều địa điểm khác nhau sẽ thay đổi ra sao khi nhiệt độ trên thế giới tăng. Các nhà khoa học cũng đã mô phỏng cách thực vật phù du hấp thụ và phản xạ ánh sáng và cách màu sắc của đại dương thay đổi khi nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến sự cấu thành của các cộng đồng thực vật phù du. Khi cho mô hình này chạy đến thời điểm cuối thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy vào năm 2100, hơn 50% các đại dương trên thế giới sẽ chuyển màu do biến đổi khí hậu.

 

Theo đó, các vùng xanh lam như khu vực cận nhiệt đới, thậm chí sẽ xuất hiện nhiều hơn, cho thấy đây là khu vực ít thực vật phù du và sự sống nói chung so với hiện nay. Một số khu vực hiện có màu xanh lục như gần các cực, có thể chuyển sang màu xanh lục đậm hơn, vì nhiệt độ ấm hơn khiến cho nhiều loại thực vật phù du nở hoa trên diện rộng. 

 

"Mô hình cho thấy con người sẽ không nhìn thấy rõ những thay đổi này bằng mắt thường và đại dương trông vẫn sẽ giống như có các vùng xanh lam ở khu vực cận nhiệt đới và vùng xanh lục gần xích đạo và cực", Stephanie Dutkiewicz, tác giả chính của nghiên cứu đang công tác tại Ban Khoa học trái đất, khí quyển và hành tinh thuộc MIT nói. "Mô hình cơ bản này vẫn sẽ đủ khác biệt để ảnh hưởng đến phần còn lại của mạng lưới thức ăn hỗ trợ cho thực vật phù du".

 

Nhóm nghiên cứu còn có sự tham gia của các tác giả Oliver Jahn tại MIT, Anna Hickman thuộc trường Đại học Southhampton, Stephanie Henson tại Trung tâm Hải dương học quốc gia Southampton, Claudie Beaulieu thuộc trường Đại học California và Erwan Monier tại trường Đại học California.

 

Nguồn: N.P.D (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 01/3/2019