Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 48203 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học tự nhiên
Phát hiện \"siêu trái đất\" giữa lòng vũ trụ (17/07/2012)
Các nhà thiên văn học Mỹ vừa xác nhận sự tồn tại của một "thế giới nước" giữa lòng vũ trụ với một bầu khí quyển dày đặc và ẩm thấp.
Hành tinh có tên GJ 1214b, hay còn gọi là "siêu Trái Đất" có bán kính gấp 2,7 lần và trọng lượng gấp 7 lần so với Trái Đất nhưng lại nhỏ hơn so với “chúa tể” Mộc Tinh.
"Siêu Trái Đất" có bán kính gấp 2,7 lần và trọng lượng gấp 7 lần so với Trái Đất (Ảnh minh họa)
Qua quá trình quan sát bằng kính viễn vọng Hubble, các nhà khoa học hiện đã có thể xác nhận được thành phần chính trên hành tinh GJ 1214b là nước.
"GJ 1214b không giống với bất cứ hành tinh nào chúng ta đã biết trước đây”, nhà khoa học Zachory Bertais từ Trung tâm Vật lý học thiên thể Smithsonian của Đại học Harvard cho biết.
Hành tinh này được phát hiện năm 2009, di chuyển theo quỹ đạo của ngôi sao chủ màu đỏ ở khoảng cách 2 triệu km – điều đó có nghĩa là nhiệt độ trên GJ 1214b có thể vượt quá 200 độ C.
Năm 2010, các nhà thiên văn học đã công bố kích thước của bầu khí quyển của hành tinh này. Qua đó xuất hiện những manh mối cho thấy khí quyển của GJ 1214b có thể có nguồn gốc từ nước, nhưng vẫn có những khả năng khác như hành tinh này bị sương mù bao phủ như sương mù xanh bao bọc mặt trăng Titan lớn nhất của Sao Thổ.
Nguồn: Nld.com.vn
- Những loài vật có thể nhịn thở lâu nhất dưới nước (30/06/2025)
- Lõi Trái Đất chứa 99% số lượng vàng (23/06/2025)
- Loài cây kỳ lạ mọc trên đỉnh núi cao nhất châu Phi (18/06/2025)
- Đường thẳng khổng lồ chia đôi Scotland (12/06/2025)
- Mọi sinh vật sống, từ vi khuẩn đơn giản đến con người, đều phát ra ánh sáng yếu ớt... (05/06/2025)
- Loài ếch xâm lấn khổng lồ chuyên ăn thịt rùa con (27/05/2025)