Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41457 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phát triển loại da nhân tạo từ nấm giống hệt da thật (09/12/2021)
Các nhà khoa học phát triển một sản phẩm thay thế da thật từ sợi nấm có hình dáng và cho cảm giác không khác gì da thật.
Được tạo bởi công ty vật liệu sinh học MycoWorks ở San Francisco, loại da giả mới được làm từ mycelium, sợi hình ống có trong nấm. Vật liệu mới thân thiện với môi trường hơn và ít gây hại cho động vật hơn da thật.
Da nhân tạo có thể giúp giảm bớt số lượng động vật bị giết để lấy da. (Ảnh: MycoWorks)
MycoWorks hợp tác với nhiều thợ thủ công để tạo ra loại da giả giống hệt da thật. Vật liệu sử dụng mycelium cũng có khả năng phân hủy sinh học, góp phần hạn chế những tác động xấu tới môi trường của thời trang giá rẻ, theo tiến sĩ Matt Scullin, giám đốc điều hành MycoWorks.
Mycelium là cấu trúc rễ có thể tái tạo của nấm. Vật liệu thay thế da thật có thể sản xuất từ nấm bằng cách tận dụng phụ phẩm giá rẻ từ nông nghiệp và lâm nghiệp như mùn cưa. Đây là nguồn thức ăn tốt để mycelium phát triển. Những sợi nấm dài này có thể mọc thành lớp và thu hoạch được chỉ trong vòng hai tuần.
Công nghệ tạo da giả được cấp bằng sáng chế của MycoWorks có tên Fine Mycelium. Loại da nhân tạo này có hình dáng và cảm giác giống hệt da thật nhưng độ bền chắc thì vượt xa. Công nghệ do MycoWorks phát triển biến đổi mycelium để đạt độ bền chắc chưa từng có. Thành phẩm cuối cùng mang tên Reishi sẽ được xử lý và nhuộm bởi công ty đối tác Curtidos Badia ở Tây Ban Nha.
Thông thường, da thường được lấy từ các loài động vật như trâu bò, cừu, dê, ngựa, trâu, lợn, hải cẩu, cá voi và cá sấu. Nhiều nhà hoạt động vì động vật đang phản đối sử dụng da thật do vấn đề đạo đức cũng như lo ngại về chặt phá rừng và khí nhà kính liên quan tới chăn nuôi gia súc.
Nguồn: An Khang/Vnexpress
Cập nhật: 06/12/2021
https://vnexpress.net/da-nhan-tao-tu-nam-giong-het-da-that-4398889.html
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)