Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2277
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Phát triển phương pháp đo nhanh dấu chân các bon (27/09/2012)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Columbia đã thiết lập được một phần mềm mới có thể tính nhanh dấu chân các bon của hàng nghìn sản phẩm cùng một lúc, một qui trình cho đến nay vẫn mất nhiều thời gian và tốn kém. Phương pháp này giúp các công ty phân loại chính xác các sản phẩm và để đưa ra các biện pháp giảm tác động môi trường của các sản phẩm này.

Dự án nghiên cứu này là kết quả của sự cộng tác giữa Trung tâm năng lượng bền vững thuộc Đại học Columbia và Công ty PepsiCo. Mục đích ban đầu của dự án là đánh giá và giúp chuẩn hóa các tính toán của PepsiCo về lượng phát thải CO2 khi một sản phẩm được sản xuất, đóng gói, phân phối và xử lý.

Christoph Meinrenken, trưởng dự án cùng nhóm nghiên cứu đã sử dụng một cơ sở dữ liệu phân tích vòng đời, một công cụ được sử dụng để đánh giá tác động môi trường của một sản phẩm, bao gồm 1.137 sản phẩm của PepsiCo. Sau đó, các nhà khoa học đã phát triển 3 kỹ thuật mới cùng được áp dụng cho phép tính hàng nghìn dấu chân các bon chỉ trong vài phút. Thành phần chủ chốt là một mô hình tạo ra các yếu tố phát thải ước tính cho các vật liệu, loại bỏ việc lập bản đồ theo phương pháp thủ công các thành phần của một sản phẩm và các vật liệu đóng gói.

Cho đến nay, việc phân tích vòng đời gần như được tiến hành với một sản phẩm tại một thời điểm. Hoạt động này đặt ra yêu cầu lớn về nhân sự, chuyên môn và thời gian. Do vậy, ít công ty có đủ cán bộ chuyên môn. Meinrenken cho rằng một số đã cố gắng khắc phục trở ngại này cách tìm lại dữ liệu và tính toán tổng hợp, nhưng thường bỏ qua chi tiết nhỏ cần cho sự phân tích thích hợp.

Al Halvorsen, Giám đốc cấp cao về tính bền vững tại Công ty PepsiCo, cho biết: Phần mềm mới được phát triển có triển vọng không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các công ty như PepsiCo, mà còn cung cấp những hiểu biết mới về cách các công ty đo đạc, quản lý và giảm dấu chân các bon trong tương lai 

Nguồn: NASATI