Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 63124
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và sản xuất

Phòng chống hiện tượng cá chết hàng loạt vào mùa hè (30/06/2014)

Hiện nay thời tiết đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho nuôi trồng thủy sản, trời nắng nóng cộng thêm thời tiết biến đổi nhanh, mưa giông thất thường làm cho môi trường nước nuôi thủy sản cũng bị ảnh hưởng. Từ đầu mùa hè đến nay một số vùng nuôi đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn, thường là sau một đêm. Hiện tượng này đã gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi thủy sản nói chung cũng như làm thiệt hại lớn đến kinh tế của người nuôi.

Để khắc phục được điều đó, người nuôi cần nắm rõ những nguyên nhân và cách khắc phục như sau:

* Nguyên nhân:

- Thời tiết nắng nóng kéo dài, có những ngày nhiệt độ lên đến 40oC ngoài không khí, trên các ao nuôi nhiệt độ nước mặt đôi khi lên đến 36-380C, nhiệt độ này nằm ngoài giới hạn nhiệt độ của các loài cá nuôi truyền thống (22-280C). Do vậy, cá nuôi trong ao sẽ yếu dần, ăn kém và nguy cơ mắc bệnh rất cao. Cùng với đó, khi nhiệt độ môi trường không khí và môi trường nước lên cao, oxy hòa tan vào nước sẽ thấp, mức độ tiêu thụ oxy của các loài thủy sinh vật trong ao tăng dẫn đến các hiện tượng thiếu oxy trong nước. Do vậy, hầu hết các ao nuôi thủy sản xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu vào thời gian 2-8 giờ sáng. Thiếu oxy dẫn đến quá trình phân hủy thiếu khí tạo thành các khí độc: NH3, H2S, CH4...

Tình trạng trên sẽ dẫn tới tình trạng cá bị sốc, ngộ độc, giảm sức đề kháng và bệnh sẽ phát triển. Nếu quá trình thiếu khi xảy ra trong thời gian dài, các động vật thủy sản nuôi sẽ bị chết ngạt do thiếu oxy.

- Một số vùng nuôi bà con cho cá ăn thức ăn tinh (cám, ngô, gạo nghiền, bã đậu, bã bia ủ lên men), dẫn đến việc cá trong ao sử dựng thức ăn không triệt để làm ô nhiễm môi trường nước.

- Với các hộ nuôi tận dụng nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho cá, đặc biệt là sử dụng phân chuồng, phân vịt, phân gà để gây màu nước, làm thức ăn cho cá đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

 - Vấn đề quản lý, chăm sóc còn nhiều hạn chế, công tác phòng bệnh định kỳ của người dân còn chưa thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật.

* Cách xử lý:

- Thường xuyên kiểm tra cá, đặc biệt là ban đêm, khi thời tiết thay đổi. Nếu phát hiện cá nổi đầu cần sử dụng tất cả các loại trang thiết như: bị quạt nước, sục khí, bơm nước để tăng cường oxy hòa tan, đảo nước để cá không bị nổi đầu.

- Sử dụng các loại chế phẩm tăng cường oxy, cấp cứu trực tiếp cho cá như: Yuca SOS, Pond oxy...

+ Cách sử dụng Yuca: Cấp cứu cá 1 lít/10.000m3.

+ Pond oxy: 2kg/1000m3.

- Vớt bỏ thức ăn thừa, đặc biệt là cỏ, rơm,  không dùng phân gia súc, gia cầm bón xuống ao.

- Ngừng cho cá ăn ngay khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu, giảm cho ăn vào những ngày nắng nóng, thời tiết thay đổi.

- Tiến hành san thưa để giảm mật độ nuôi trong ao.

- Không nuôi vịt, gia súc, gia cầm thải phân trực tiếp xuống ao nuôi.

- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học như: EMC, Biowater, Biofloc để phân hủy mùn bã hữu cơ tăng cường ô xi, loại trừ khí độc, ổn định PH cho ao.

- Thay nước ao  để làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước.

- Đảm bảo mực nước sâu trong ao từ 1,5-2m để giảm bớt sự sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

- Cho cá ăn thuốc phòng bệnh định kỳ, bổ sung vitamin C và các khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá.

- Không  vứt cá chết ra các nơi công cộng và các mương cấp thoát nước trong vùng nuôi trồng thủy sản.

Nguồn: sonnptnt.hanoi.gov.vn