Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 34831 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Phòng trừ bệnh xoăn lá ớt (01/03/2016)
Bệnh xoăn lá ớt rất phổ biến ở các vùng đã trồng ớt nhiều năm. Bệnh làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng ớt. Những ruộng bị nhiễm bệnh sớm có thể không cho thu hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều hộ nông dân vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục bệnh này.
1. Tác nhân gây bệnh: Bệnh xoăn lá do một số loài vi rút gây ra. Các vi rút này ký sinh trên một số loại cây trồng, ví dụ thuốc lá (có vi rút TMV), họ bầu bí (CMV), khoai tây (PVY) và vi rút từ chính cây ớt (PMMV)...
2. Cách lan truyền và nguồn bệnh: Tác nhân gây bệnh là do vi rút, cho nên phải có các vật trung gian mang và truyền bệnh. Các vật trung gian như rệp, bọ phấn trắng, bọ trĩ… Các côn trùng mang vi rút từ cây bệnh rồi gieo rắc sang cây khoẻ.
Con người gây ra các vết thương cơ giới trên cây lúc trồng và chăm sóc, làm vi rút thâm nhập. Trong tự nhiên, vi rút còn tồn tại trong nhiều loại cây ký chủ như cỏ và cây hoang dại… Một số vi rút có khả năng tồn tại hàng chục năm trong các mảnh vụn khô của cây bệnh, chính vì vậy nguồn bệnh trong tự nhiên rất lớn, nên khả năng lây lan phát dịch luôn thường trực.
3. Triệu chứng: Tùy loài vi rút, tùy giống ớt, tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm, thời gian phát bệnh và triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, khi bị nhiễm vi rút, cây thường bị lùn, sinh trưởng và phát triển đều kém, lá có màu không đồng nhất, có thể bị nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng, hoặc chỉ còn gân lá... Khi một cây bị nhiễm nhiều loài vi rút, triệu chứng hỗn hợp và phức tạp. Nhiều khi triệu chứng trên lá giống như bị dính thuốc cỏ hoặc bị thiếu vi lượng.
4. Tác hại: Giai đoạn cây nhỏ, nếu bị nhiễm vi rút càng sớm, thời gian ủ bệnh càng ngắn, cây phát bệnh càng sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm, do sức đề kháng cao hơn, nên cây phát bệnh muộn hơn, hoặc không phát bệnh. Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, thậm chí không cho thu hoạch. Cây bị bệnh thường lùn và lá bị biến dạng, nên khả năng quang hợp giảm, làm giảm hoa trái, vì vậy làm giảm năng suất và chất lượng.
5. Phòng trừ: Bệnh do vi rút gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh một cách hữu hiệu bằng cách quản lý con đường lây lan. Để quản lý được bệnh, chúng ta phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp mới đạt kết quả mong muốn, như:
- Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, nhất là những cây trồng là ký chủ của vi rút như: thuốc lá, cây họ bầu bí, khoai tây, cà chua... Tránh trồng gần ruộng có các cây trồng nêu trên đang ở giai đoạn lớn, đặc biệt là giai đoạn sắp thu hoạch. Vệ sinh các loài cỏ và cây dại quanh bờ (kể cả cho vườn ươm).
- Sử dụng các giống kháng sâu chích hút, và kháng vi rút.
- Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi.
- Hạn chế làm xây xát cây khi trồng và chăm sóc.
- Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây.
- Theo dõi thật chặt chẽ mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là rệp và bọ phấn trắng, để phòng trừ kịp thời, chú trọng phòng trừ sâu chích hút từ khi cây vừa mọc cho đến 25 - 30 ngày sau mọc (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ).
- Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút là dầu khoáng SK Enspray 99EC. Để tăng thêm hiệu lực diệt sâu chích hút, sâu miệng nhai và nhện hại, bà con nông dân dùng phối hợp với một số loại thuốc có nguồn gốc sinh học như Comda Gold 5WG để phòng trừ.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)