Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 37543 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng cho thỏ (20/07/2020)
Thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng, thỉnh thoảng kèm theo những cơn mưa bất chợt làm cho thỏ dễ phát sinh bệnh tụ huyết trùng. Đây được xem là bệnh gây ra nhiều thiệt hại lớn đối với thỏ nuôi.
1. Nguyên nhân
- Do vi trùng Pasteurella thường có trong niêm mạc đường khí quản của thỏ gây nên. Thỏ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến từ 3 - 6 tháng tuổi.
- Đường truyền lây: Lây lan qua đường tiêu hoá và hô hấp. Lây trực tiếp từ gia súc ốm, chết; Lây gián tiếp qua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống...
2. Triệu chứng
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh là thỏ gầy yếu, kém ăn, sốt cao 41- 420C, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn. Nhiều khi bệnh ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ chết đột xuất, chết nhiều trong thời gian ngắn mà không biểu hiện lâm sàng.
- Bệnh tiến triển 1 - 2 ngày hoặc kéo dài đến 5 - 10 ngày.
- Thỏ gầy yếu dần rồi chết, nếu không chết chuyển sang thể mãn tính.
3. Điều trị
- Thuốc đặc hiệu là Streptomycin với liều lượng 0,1 g/kg thể trọng hoặc dùng Kanamycin tiêm với liều lượng 0,05 g/kg thể trọng. Tất cả đều tiêm trong 3 ngày liền.
- Liều theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho thỏ. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
4. Vệ sinh phòng bệnh
- Chuồng nuôi phù hợp với từng loại thỏ và độ tuổi khác nhau, có tường bao, rào chắn. Chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ...
- Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng. Thỏ mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Hạn chế phương tiện, người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi.
- Thỏ rất mẫn cảm với vi trùng Pasteurella nên phải đề phòng bằng cách nuôi dưỡng chăm sóc tốt, bảo quản thỏ trong môi trường hợp vệ sinh, không nên nhốt thỏ trên chuồng gà, chuồng heo, vừa ngột ngạt, vừa có nguy cơ lây lan mầm bệnh từ gà sang thỏ.
- Thực hiện khử trùng chuồng trại định kỳ, khử trùng vệ sinh, chuồng trại phải thoáng mát, độ ẩm thấp để giảm tỷ lệ mắc bệnh.
5. Các biện pháp khử trùng tiêu độc
- Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi.
- Quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi/10 lít nước) trong chuồng nuôi, môi trường xung quanh. Dùng một số hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
- Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm có tính chất thổ nhưỡng, vi khuẩn cư trú ở khắp nơi gặp điều kiện thuận lợi là phát dịch.
- Tăng sức đề kháng cho thỏ bằng cách định kỳ cho thêm vitamin vào thức ăn, hoặc hòa vào nước uống của thỏ. Đồng thời, người nuôi cần tăng cường công tác sát trùng, tiêu độc chuồng trại bằng các dung dịch như nước Javen (thuốc tẩy quần áo), phenol 2%, hoặc formol…
6. Phòng bệnh bằng vaccine
- Đây là biện pháp chủ động, tích cực và có hiệu quả nhất, 1 năm tiêm 2 - 3 lần tùy theo mục đích chăn nuôi và dịch tễ từng vùng. Lần 1 tiêm khi heo 45 - 50 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại cứ 6 tháng 1 lần.
- Lưu ý: Những nơi thường xuyên có dịch xảy ra, cần tiêm vaccine nhắc lại 2 lần, sau lần 1 khoảng 3 - 4 tuần, sau đó tiêm nhắc lại cứ 6 tháng 1 lần./.
Nguồn: Người chăn nuôi
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)