Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 37123 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Phòng và xử lý bệnh liên cầu khuẩn ở lợn (03/09/2020)
Liên cầu khuẩn ở lợn là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Bệnh còn có thể xảy ra ở người nếu không có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật phòng và xử lý bệnh liên cầu khuẩn ở lợn để bà con tham khảo
1. Con đường lây nhiễm
- Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, lợn từ 5 - 10 tuần tuổi lợn dễ mắc bệnh nhất, tuy nhiên cũng có trường hợp lợn 32 tuần tuổi hoặc lợn sơ sinh được một vài giờ cũng có thể bị mắc bệnh. Bệnh có khả năng lây nhiễm sang người.
- Bệnh lây lan do sự tiếp xúc giữa lợn khỏe và lợn bệnh. Lợn mẹ truyền bệnh sang lợn con. Bệnh còn lây qua đường hô hấp, đây là đường truyền lây có ý nghĩa quan trọng do số lượng vi khuẩn trong môi trường rất lớn. Ngoài ra, bệnh còn truyền lây qua dụng cụ chăn nuôi và một số nhân tố trung gian như ruồi, một số loài chim và vật mang khác.
2. Nhận biết bệnh
- Lợn sốt cao 42,5oC, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, đi tập tễnh do đau khớp. Trong thể quá cấp tính, lợn chết nhanh mà không có triệu chứng của bệnh. Giai đoạn đầu, lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi lại loạng choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, nhanh chóng chuyển sang trạng thái không đứng được, co giật. Mắt nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt có màu đỏ.
- Khi bệnh liên cầu khuẩn ở lợn xảy ra ở da, ban đầu tạo ra các ổ áp-xe, về sau phần da trên bề mặt các ổ áp-xe bị hoại tử sau 5 tuần, khoảng tuần thứ 7 - 8 các ổ áp-xe bị vỡ, dịch rỉ viêm màu xanh hoặc màu xám đen chảy ra, ổ áp-xe trở thành các tổn thương. Các tổn thương này sẽ khỏi hoàn toàn vào tuần thứ 10 nếu được vệ sinh chăm sóc tốt, nhưng sức khỏe của lợn có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Lợn trưởng thành có hiện tượng viêm khớp, chủ yếu là khớp gối, khớp bàn chân. Khớp sưng, màng khớp sung huyết, dịch khớp đục và nhiều hơn bình thường. Bệnh tiến triển nặng hơn, khớp có hiện tượng viêm áp-xe.
3. Phòng bệnh
- Khi mới nhập lợn phải tiến hành cách ly ít nhất 2 tuần. Tránh mật độ nuôi cao dễ gây stress, truyền bệnh cho lợn.
- Thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi để ngăn chặn nguồn mang vi khuẩn truyền bệnh vào trại.
- Coi trọng việc phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại như quét dọn rác, phân, chất độn chuồng, nước thải, tẩy uế bằng các loại sát trùng… Chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn.
- Xác định và loại thải những lợn nái mang mầm bệnh hoặc tách riêng để điều trị. Xét nghiệm định kỳ bệnh cho lợn để phát hiện nái mang mầm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn. Lợn con cần được bú đầy đủ sữa đầu để có đủ kháng thể bảo vệ chúng trong giai đoạn dễ cảm nhiễm nhất.
- Hạn chế những tổn thương do chấn thương gây ra ở chân và bàn chân trong quá trình sinh sản, bằng cách tạo nền chuồng thuận tiện và thích hợp. Kiểm tra các khớp xương của lợn thường xuyên, tránh các yếu tố bất lợi cho lợn con.
4. Điều trị
- Tách lọc lợn bệnh và nhanh chóng chuyển lợn bệnh ra khỏi chuồng và đưa đến chuồng cách ly.
- Đảm bảo an toàn sinh học: hạn chế người ra vào trại. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và khô ráo.
- Giữ ấm lợn, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.
- Dùng thuốc điều trị: Sử dụng loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài.
+ Dùng Paracetamol pha nước uống, tiêm hạ sốt.
+ Tỷ lệ nhiễm cao điều trị tổng đàn dùng Tiamulin 20% liều 200ppm. Dùng liên tục 7 - 14 ngày.
+ Đối với lợn sơ sinh tiêm Amoxicilin L.A 1ml/con (chú ý mỗi con dùng 1 kim).
+ Trợ sức trợ lực bằng các thuốc bổ: GlucoK – C, Vitamin…
Nguồn: Tạp chí Gia cầm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)