Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 32827 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Phụ gia kích thích tôm ăn khỏe (26/06/2024)
Chất phụ gia chiết xuất thực vật của Phode, Pháp đã tác động vào thần kinh cảm giác, giúp tôm tăng lượng ăn và phát triển kích cỡ đồng đều.
Giải bài toán chi phí
Điều kiện môi trường mỗi khu vực không tương đồng cùng với phương thức sản xuất khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn về chi phí giữa các quốc gia nuôi tôm. Điển hình, Ecuador đang có chi phí nuôi tôm thấp nhất thế giới nên duy trì được tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, do sản lượng tôm năm 2023 vượt quá nhu cầu nên người nông dân Ecuador vẫn phải chấp nhận giá bán tôm rẻ. Giá bán thấp, cùng lạm phát toàn cầu năm 2023, khiến các nhà sản xuất tôm trên thế giới phải tìm cách giảm thiểu chi phí, bắt đầu từ chi phí thức ăn bởi thức ăn chiếm 65% tổng chi phí sản xuất.
Giảm chi phí thức ăn thường bắt đầu ở mức nguyên liệu thô; dầu cá và bột cá đắt hơn và dễ được thay thế bằng nguyên liệu gốc thực vật như đậu nành, ngô, cải canola hoặc phụ phẩm động vật và gần đây là protein côn trùng, nấm men và vi tảo. Hầu hết các chuyên gia công thức thức ăn sẽ ưu tiên sử dụng nguyên liệu địa phương, nguồn cung sẵn có và chi phí thấp hơn làm nguyên liệu thay thế. Với tiến bộ công nghệ dinh dưỡng hiện nay, các công ty dễ dàng tạo ra thức ăn có chi phí thấp, nhưng họ thường bỏ qua khía cạnh quan trọng đó là tính ngon miệng của thức ăn.
Phụ gia kích thích ngon miệng
Các chuyên gia tại phòng thí nghiệm Phode, Pháp đang nghiên cứu tác động của khứu giác lên não đối với sức khỏe của vật nuôi, từ đó ứng dụng vào thực tế ở nhiều trại sản xuất tôm giống và tôm thương phẩm trên toàn thế giới. Phode đã thiết kế sản phẩm mới Olpheel Eat, dựa trên kiến thức và nghiên cứu về hành vi ăn của tôm và hóa thụ. Olpheel Eat là hỗn hợp chất dẫn dụ thức ăn và hương liệu (không có nguồn gốc từ biển và động vật) để tạo sự hấp dẫn và ngon miệng cho thức ăn. Phụ gia này chứa chiết xuất thực vật có khả năng kích thích não bộ vật nuôi, từ đó tăng lượng ăn vào.
Để đánh giá tác động của Olpheel Eat đối với lượng ăn vào của tôm trong một số điều kiện, phòng thí nghiệm Phode đã thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam, hợp tác với ShrimpVet (MinhPhu AquaMekong). Thử nghiệm trên 100 con TTCT trọng lượng trung bình 3,0 – 3,5 g, chia làm 4 nhóm vào các bể 75 lít nước lợ (20 ppt). Trong đó, 2 bể được cho ăn nghiệm thức đối chứng, 2 bể còn lại bổ sung Olpheel Eat theo tỷ lệ 1 kg/tấn. Sau 90 phút, thu gom thức ăn còn lại trên khay, sấy khô và cân để đánh giá lượng ăn vào.
Sau 2 tháng, lặp lại thử nghiệm với khẩu phần tương tự được bảo quản trong điều kiện ẩm và nóng để đánh giá ảnh hưởng của việc bảo quản thức ăn đối với lượng ăn vào. Kết quả cho thấy, lượng ăn vào của nhóm tôm bổ sung Olpheel Eat tăng đáng kể 16,3%. Độ ngon của cả hai loại thức ăn đều giảm, cụ thể lượng ăn vào giảm xuống 50,29 mg thức ăn/g sinh khối tôm ở nhóm Olpheel Eat và còn 40,22 mg ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, nhóm tôm Olpheel Eat có lượng ăn vào tốt hơn với mức chênh lệch 31,2% so với nhóm đối chứng. Kết quả này đã chứng minh, Olpheel Eat giúp cải thiện độ ngon miệng của thức ăn và duy trì độ ngon miệng trong thời gian bảo quản.
Thử nghiệm cho ăn trên 500 con tôm có trọng lượng ban đầu 1,56 ± 0,19 g, chia đều vào 10 bể dung tích 400 lít nước lợ (20 ppt). Chia tôm thành hai nhóm nghiệm thức: đối chứng và bổ sung Olpheel Eat, lặp lại 5 lần/nhóm. Tôm được cho ăn 5 lần/ngày trong 58 ngày, sau đó tiến hành đo các thông số gồm lượng ăn, tỷ lệ biến đổi thức ăn và tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của 2 nhóm tôm không có sự khác biệt, đạt mức trung bình trên 90%. Tuy nhiên, sinh khối trung bình của nhóm tôm bổ sung Olpheel Eat cao hơn so với nhóm đối chứng. FCR giảm không đáng kể, đạt 1,4 ở nhóm đối chứng và 1,34 ở nhóm Olpheel Eat.
Tổng hợp các kết quả trên, Olpheel Eat giúp tôm duy trì lượng ăn vào tốt và ổn định, kích thích hành vi ăn của từng cá thể tôm, từ đó cải thiện năng suất nuôi. Olpheel Eat tăng cường sức hấp dẫn và ngon miệng của thức ăn bằng cách duy trì lượng ăn đồng nhất ngay cả sau thời gian bảo quản.
Vũ Đức
(Theo Feednavigator)
Ngày cập nhật: 25/6/2024
https://thuysanvietnam.com.vn/phu-gia-kich-thich-tom-an-khoe/
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)