Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7802
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học tự nhiên

Phụ gia trong nước giặt biến quần áo thành máy lọc ô nhiễm (15/10/2012)

Chất phụ gia dùng để giặt tẩy do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sheffield và Cao đẳng Thời trang London tạo ra có tác dụng biến quần áo thành một chất quang xúc tác giúp loại bỏ các oxit nitơ khỏi không khí. Oxit nitơ là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí được phát ra từ ống xả của xe chạy nhiên liệu ICE và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn cũng như các bệnh hô hấp khác. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng một người đi quanh thành phố với bộ đồ đã được xử lý bằng chất phụ gia này trong 1 ngày sẽ có thể loại bỏ một lượng oxit nitơ tương đương với lượng do 1 ô tô gia đình thải ra trong 1 ngày.

Với tên gọi là Catclo, phụ gia nước giặt có chứa các hạt nano tiêu diệt ô nhiễm làm từ oxit titan. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày, các hạt này oxi hóa các oxit nitơ trong vải khi vải tiếp xúc với không khí. Các oxit nitơ đã được xử lý không màu, không mùi, không gây ô nhiễm và sau đó trở nên vô hại hòa vào mồ hôi của người mặc trên quần áo và sau đó được loại bỏ trong lần giặt tiếp theo.

Bản thân chất phụ gia này cũng hoàn toàn vô hại và không thể nhận thấy. Ngoài ra do các hạt nano oxit titan bám vào vải rất chặt nên các loại quần áo chỉ cần được giặt trong chất phụ gia này một lần.

Do chất phụ gia này là chất xúc tác quang học, tức là phản ứng hóa học diễn ra đòi hỏi phải có ánh sáng, quần áo sẽ đạt hiệu suất thanh lọc không khí tốt nhất trong điều kiện ánh sáng ban ngày. 

Các nhà khoa học cho biết, cùng với những lợi ích từ việc cải thiện chất lượng không khí tổng thể, điều kiện thở của từng cá nhân cũng được cải thiện chất lượng khi họ thở bằng cách mặc quần áo đã được xử lý bằng Catclo.

Nguồn: NASATI - Theo Gizmag