Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 22717 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Phương pháp mới xử lý hợp chất crom độc hại trong đất và nước (22/10/2013)
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canađa đăng trên Tạp chí quốc tế Innovation and Sustainable Development, natri lignosulfonate, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bột giấy có thể được sử dụng để cố định và hấp thu hợp chất crom độc hại khỏi đất và nước.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thành công 2 thí nghiệm song song về hiệu quả xử lý hợp chất độc hại này trên qui mô phòng thí nghiệm. Thí nghiệm đầu tiên liên quan đến khử các ion crom khỏi nước bằng cách liên kết thuốc thử và tách màng. Thí nghiệm thứ hai là ổn định các ion crom trong đất bằng cách phun nước vào đất hóa học. Lignosulfonate có thể liên kết với crom hóa trị VI và sau đó nó được loại bỏ khỏi nước ô nhiễm bằng cách lọc màng sau. Các thí nghiệm với đất đã chứng tỏ lignosulfonate có khả năng giảm sự di chuyển của crom. Crom được giữ lại trong nền đất. Như vậy sẽ giảm nguy cơ lignosulfonate bị rò rỉ từ địa điểm ô nhiễm vào trong nước hoặc các tuyến đường thủy.
Crom được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, nhưng việc thải loại crom do vô tình hay cố ý vào môi trường đã làm ô nhiễm đất, nước trên diện rộng. Crom (III) không dễ hòa tan. Tuy nhiên, crom (VI) lại rất dễ hòa tan và di chuyển là nguyên nhân chính gây lo ngại đến sức khỏe và môi trường. Các ion crom (VI) vừa độc hại vừa có khả năng gây ung thư.
Nhiều công nghệ đã được áp dụng để tách crom (VI) khỏi đất hoặc nước ô nhiễm, nhưng thường cần bổ sung các hóa chất đắt tiền để tách hoặc cố định các ion kim loại nặng này. Việc sử dụng muối natri lignosulfonate từ ngành công nghiệp giấy là biện pháp thay thế hiệu quả.
Nguồn: www.vista.vn (Theo Sciencedaily)
- Máy cắt laser nhanh nhất thế giới (25/12/2024)
- Trung Quốc phát triển radar laser có thể 'mò kim dưới biển' (16/12/2024)
- Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ (09/12/2024)
- Neuralink thử nghiệm điều khiển cánh tay robot bằng ý nghĩ (02/12/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (25/11/2024)
- Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (18/11/2024)