Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 25471 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học và sản xuất
Quy trình nuôi cá bống bớp thương phẩm (30/09/2015)
Cá bống bớp là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, không những được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu sống sang một số nước như: Trung Quốc, Hồng Kông… Đây cũng là một trong những đối tượng nuôi trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Bài viết xin giới thiệu với bà con quy trình nuôi cá bống bớp thương phẩm như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi:
+ Ao nuôi cá bống bớp tốt nhất là những vùng triều nước lợ, ở trong và ngoài đê, độ mặn từ 5 - 25‰, có nguồn nước cấp chủ động.
+ Diện tích ao: 500 - 5.000 m2 là thích hợp.
+ Độ sâu trung bình: 1,2 - 1,5 m.
+ Nền đáy có thể thiết kế mương rộng 1,5 - 2 m, sâu 30 - 40 cm. Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống thoát. Ao nuôi có thể bố trí 1 - 2 dàn quạt nước, ở các vị trí đối diện nhau.
+ Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ, nếu bờ rò rỉ có thể khắc phục bằng cách đào rãnh giữa bờ, độ sâu của rãnh thấp hơn độ sâu của đáy ao 50 cm, rãnh được lót bạt ni lông, giữa đổ cát. Với những vùng đất khó giữ nước, đáy ao cần lót bạt, sau đó đổ lớp cát dày khoảng 15 - 20 cm.
+ Trước khi thả nuôi khoảng 2 tuần, cần tháo cạn nước, lấp hết các lỗ hổng ở chân bờ và bờ, làm sạch cỏ dại. Bón vôi với liều lượng 5 - 7 kg/100 m2, phơi đáy 3 - 5 ngày, sau đó ngâm nước 2 - 3 ngày rồi bơm nước ra. Lấy nước vào ao đến khi đạt mức 1,2 m, sau 3 ngày toàn bộ trứng cá tạp nở hết, tiến hành diệt tạp bằng saponin, liều lượng 5 - 10 kg/1.000 m2, sau đó vớt xác cá chết ra khỏi ao.
+ Gây màu nước trong ao bằng cách bón 3 - 5 kg urê và 5 - 7 kg lân/1.000 m2. Khi thấy ao lên màu xanh nhạt hoặc vàng nâu, độ trong đạt 40 - 50 cm thì tiến hành thả giống. Môi trường ao nuôi thích hợp khi thả cá là pH 7,5 - 8,5; độ mặn 10 - 15‰, độ sâu mực nước 1,2 - 1,5 m.
2. Cá giống, mùa vụ, thảgiống và mật độ thả:
- Chọn giống khỏe mạnh, không dị hình, không có dấu hiệu mắc bệnh, bơi lội linh hoạt, phản xạ nhanh; có kích thước đồng đều, cỡ giống khoảng 5 – 8cm, nếu thả cá cỡ cá lớn 60 – 80 con/kg. Khi thu hoạch cá thương phẩm đạt cỡ 60 - 70g/con sau 3 – 4 tháng nuôi.
- Thả giống: trước khi thả tắm cá bằng nước ngọt hoặc fomaline, nồng độ 20 ppm trong 10 - 15 phút.
- Mùa vụ: tốt nhất nên thả vào 2 vụ. Vụ 1 từ tháng 3 đến tháng 8 (vụ 1 không nên thả sớm vị thời tiết đầu năm rét cá dễ bị chết nhiều). Vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 12.
- Mật độ giống thả:
+ Nếu nuôi quảng canh: Cỡ cá giống từ 3 – 5cm. Mật độ 2 – 3 con/m2.
+ Nếu nuôi bán thâm canh: Cỡ cá giống từ 3 -5cm. Mật độ 8 – 10 con/m2.
Lưu ý: Chọn cá có kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt, không bị bệnh tật, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, phản xạ tốt.
3. Cho ăn, chăm sóc:
- Sử dụng thức ăn viên dạng chìm, loại chuyên dùng cho nuôi cá nước lợ, mặn có hàm lượng đạm trên 40%, hàm lượng lipid 10%, kích thước 1 - 1,5 mm không sử dụng thức ăn kém chất lượng, thức ăn bị ẩm mốc. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 7 - 8 giờ sáng và 17 - 18 giờ chiều, với khẩu phần 10 - 15% trọng lượng thân, sau đó giảm dần đến khi gần thu hoạch còn 2 - 2,5% trọng lượng thân.
- Cá ăn ngày 2 lần. Vào những ngày nhiệt độ nước dưới 200C hoặc trên 370C giảm lượng thức ăn hoặc cho cá nhịn ăn. Cần quan sát khả năng bắt mồi của cá và lượng thức ăn thừa trong sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn một cách thích hợp nhất.
- Định kỳ thay nước 2 lần/tháng, mỗi lần từ 10 - 20% lượng nước ao nuôi. Định kỳ sử dụng men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi.
- Từ tháng nuôi thứ 2, cần quạt nước hoặc sục khí để tăng hàm lượng ôxy hòa tan. Thời gian quạt nước khoảng 5 - 8 giờ/ngày vào khoảng 23 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Vào những ngày thời tiết thay đổi, bất thường hay những thời điểm nắng nóng kéo dài cần tăng cường thời gian chạy quạt nước.
- Định kỳ bổ sung Vitamin C, Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng, chống sốc cho cá nuôi, đặc biệt vào những thời điểm trước khi giao mùa hay trước những đợt nắng nóng.
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tình hình bệnh cá để có chế độ điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và biện pháp xử lý bệnh kịp thời.
4. Thu hoạch:
Sau 6 tháng cá đạt kích cỡ thương phẩm có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh (09/12/2024)
- Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá bớp (25/11/2024)
- Tôm bị mềm vỏ sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (12/11/2024)
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo (30/10/2024)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa (15/10/2024)
- Một số kỹ thuật úm gà con (01/10/2024)